Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

HÀI NHÂN QUYỀN PHIÊN BẢN 2020

           Năm nay, nhân danh “đấu tranh nhân quyền” để chống phá, tổ chức (mạng lưới nhân quyền Việt Nam) MLNQVN đã lên hẳn một chiến dịch khá dày công. Tuy nhiên, cũng như nhiều hoạt động trước đó, chiến dịch đề cử “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam năm 2020” không có nhiều điểm mới, chỉ là trò bổn cũ soạn lại. Sự lặp lại thường niên khiến cho “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” chỉ là một trò “tấu hài”, nơi tụ tập làm “màu” của những đối tượng phụ bạc với quê nhà.

             Trong cái gọi là “Thông báo kêu gọi đề cử ứng viên giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2020” được phát đi ngày 7/7/2020 của tổ chức này nói rằng, giải nhân quyền Việt Nam do MLNQVN thành lập từ năm 2002 và được trao hàng năm, nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam. Giải nhân quyền Việt Nam còn nhằm bày tỏ tính liên đới của người Việt khắp nơi đối với những người đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người và công lý cho mọi người dân Việt Nam.

            Từ ngày thành lập đến nay, MLNQVN đã “tuyên dương” 47 cá nhân và 4 tổ chức có “những thành tích đấu tranh xuất sắc, trải qua nhiều hy sinh gian khổ và gây được nhiều ảnh hưởng trong công cuộc vận động nhân quyền và dân chủ cho toàn dân”.

        Tổ chức này thông báo: “Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2019 đã được trao cho Mục sư Nguyễn Trung Tôn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Luật sư Lê Công Định trong một buổi lễ long trọng tại trụ sở Thượng viện Canada nhân Ngày Quốc tế nhân quyền lần thứ 71”.   Đồng thời, cho biết: “Giải Nhân quyền Việt Nam năm nay sẽ được tổ chức nhân dịp Ngày Quốc tế nhân quyền lần thứ 72 vào tháng 12 năm 2020. MLNQVN  mong ước đón nhận được nhiều hồ sơ đề cử ứng viên xứng đáng từ các đoàn thể và cá nhân trong cũng như ngoài nước. Kết quả việc tuyển chọn sẽ được chính thức công bố vào trung tuần tháng 11 năm 2020”. Ngoài ra, bản thông báo còn đưa ra những tiêu chuẩn có tính tổng quát cho các ứng viên được đề cử như: phải là một cá nhân hoặc tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam; đã có thành tích đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền cho người dân Việt Nam và việc đấu tranh của họ đã tạo được “ảnh hưởng tích cực” tại quốc nội cũng như ở hải ngoại.

          Từ nội dung của bản thông báo có thể thấy, không có nhiều sự khác biệt với các giải thưởng có tính chất tương tự được các tổ chức chống phá Việt Nam thực hiện trong nhiều năm qua. Có thể kể đến như “giải thưởng Hellman/Hammet” của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), “giải thưởng Stephanus” của Hiệp hội Quốc tế nhân quyền tại Ðức; “giải thưởng quốc tế Gruber” của Nghiệp đoàn Luật sư quốc tế, rồi “giải nhân quyền Gwangju”... Ngoài ra, còn có một số giải thưởng và danh hiệu như “công dân mạng” của Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), “Phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận” của tổ chức Tự do ngôn luận quốc tế (IFEX) có trụ sở tại Canada, giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ...

        Trên các diễn đàn, các tổ chức này rêu rao việc trao giải thưởng với những mục đích, ý nghĩa hết sức cao đẹp như: nhân danh, đề cao vấn đề quyền con người; xem việc ngợi ca những cá nhân tranh đấu cho lý tưởng nhân quyền là cách để thúc đẩy, làm cho quyền con người được thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất. Đó cũng là những thứ tiêu chuẩn có tính phổ quát, được công nhận trên toàn thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Do đó, những ứng viên, rồi chủ nhân các giải thưởng này khi “vinh danh” đều được tung hô với những ngôn từ hết sức mĩ miều, như: “nhà tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”; “tự nguyện dành toàn thời gian dấn thân vào con đường tranh đấu vì quyền lợi của giới lao động”; “một nhà tranh đấu dũng cảm cho nhân quyền và dân chủ tự do cho Việt Nam, giữ vững lập trường, không bao giờ từ bỏ lý tưởng, và phấn đấu không ngừng cho công lý, nhân phẩm và tự do”...Tuy nhiên, ngay sau lớp câu từ mỹ miều đó là sự thật khôi hài. Cái phần quan trọng nhất, cần quan tâm nhất trong mọi giải thưởng là đối tượng xét giải phải đạt tiêu chuẩn gì thì bản danh sách trình lên đã phơi bày tất cả: đó là những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, đang bị điều tra hoặc chịu án tù thuộc nhóm tội danh xâm phạm an ninh quốc gia. Lẽ ra cá nhân tôn vinh giải thưởng nhân quyền phải là những người có thành tích, cống hiến, đem lại thành quả vì quyền con người thì ngược lại, những cá nhân trong các giải thưởng dạng này lại là đối tượng vi phạm nhân quyền, thậm chí vi phạm nghiêm trọng, chà đạp nhân phẩm, quyền con người, bị dư luận đấu tranh, lên án. Với một thực tế như vậy, khi nêu ra, dư luận sẽ nhận diện được đâu là bản chất, mục đích của những giải thưởng kiểu này! 

         Trong thông báo của mạng lưới nhân quyền Việt Nam cho thấy, đã có 3 cá nhân được tổ chức này vinh danh năm 2019 là Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Lê Công Định. Mặc dù bản thông báo cho biết buổi lễ “vinh danh” 3 cá nhân này được tổ chức long trọng tại trụ sở Thượng viện Canada nhân Ngày Quốc tế nhân quyền lần thứ 71, song nó vẫn không khiến người ta quên rằng, 3 cá nhân đó đều đã từng chịu những bản án tù với các tội danh như “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Bộ luật Hình sự Việt Nam. Và chỉ cần nhắc tới điều này thôi, một người bình thường, ít tham gia, bình luận những vấn đề chính trị, thể chế cũng sẽ đặt ra câu hỏi: Tại sao mạng lưới nhân quyền Việt Nam lại công khai vinh danh những đối tượng chống chính quyền nhân dân, chống lại quê hương đất nước mình? Điều đó lật tẩy việc họ đưa ra giải thưởng, tung hô với những ngôn từ mỹ miều chỉ là trò lừa bịp, nhằm che đậy động cơ chống phá. Bất chấp thực tế những ứng viên, rồi chủ nhân của giải thưởng nhân quyền Việt Nam hàng năm là những cá nhân có hoạt động chống Đảng, nhà nước, nhân dân, vi phạm pháp luật, xâm phạm nhân quyền và chịu tù đày, song các tổ chức nói trên đã dùng chiêu thức đánh lận bản chất, cố tình “vinh danh” và kêu gọi cộng đồng, dư luận ủng hộ. Tổ chức MLNQVN đã cố tình đổi trắng thay đen, làm đảo ngược mọi giá trị, biến những tên tội phạm, những kẻ chống phá nguy hiểm thành những “anh hùng”, những “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”…

Thực tế, nhiều người đã lên tiếng phản đối chiêu bài được đội lốt, nhân danh, núp bóng nhân quyền. Âm mưu của các tổ chức sử dụng chiêu trò này không gì khác là thúc đẩy những hành vi từ chỗ bị xã hội lên án, pháp luật trừng trị thành “lí tưởng”, nhen nhóm tiến tới những cuộc cách mạng màu, những cuộc bạo loạn từ bên trong đất nước như đã từng diễn ra tại một số quốc gia trên thế giới như ở khu vực Trung Đông, Đông Âu...Ngoài ra, xuất phát từ những tiêu chuẩn được đề cập trong các bản thông báo có thể thấy thêm sự khác biệt trong quan niệm, đánh giá về nhân quyền. Lẽ ra khi đánh giá nhân quyền, phải xem xét từ những thành tựu mà mỗi Nhà nước đã mang lại cho người dân.

            Trong khi đó, tiêu chuẩn của “giải thưởng nhân quyền Việt Nam” và nhiều giải thưởng tương tự chỉ là “đã có thành tích đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền cho người dân Việt Nam” và “việc đấu tranh của họ đã tạo được ảnh hưởng tích cực tại quốc nội cũng như ở hải ngoại”. Nghĩa là, trong tiêu chuẩn kép được nói đến, họ quá đề cao vai trò, tiếng nói của người dân trong khẳng định, thực thi quyền con người mà quên mất rằng, nhà nước với vai trò, địa vị pháp lý của mình đã nỗ lực để bảo vệ, bảo hộ cho nhân quyền, quyền con người được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Quá đề cao tiếng nói, lại là tiếng nói một chiều của những đối tượng phạm tội, chống phá đất nước mà xem nhẹ, thậm chí bỏ qua những đóng góp của nhà nước đối với vấn đề nhân quyền, thực thi nhân quyền chính là lí do chính yếu khiến các quốc gia bảo hộ cho các giải thưởng kiểu này khó tìm được tiếng nói đồng thuận.

         Như vậy, có thể thấy, ngay việc nhận thức, khái niệm về nhân quyền của MLNQVN là sai lệch, phiến diện. Điều họ hướng đến là thông qua giải thưởng này để “lên dây cót” tinh thần, vừa giúp đỡ về vật chất cho các đối tượng chống phá trong nước, đồng thời tạo ra cớ để khuếch trương thanh thế, nhận sự hà hơi tiếp sức - đặc biệt là về tài chính, từ các thế lực thù địch bên ngoài. Họ đã cố gắng tô vẽ, dựng các cá nhân chống đối dưới những danh xưng hão huyền như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ”, “tù nhân lương tâm”... nhưng họ không thể che đậy được bản chất đằng sau những chiến dịch tuyên truyền, quảng bá và “vinh danh” này. “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2020” cũng như các năm trước là hoạt động trong âm mưu “diễn biến hòa bình”, tạo đà cho hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam của chính giới, các tổ chức thù địch.


Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

“Dự đoán nhân sự” – luận điệu chống phá, gây nhiễu trước thềm Đại hội XIII của Đảng

 

          Trên nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại, trang mạng của tổ chức phản động, lưu vong và mạng xã hội, các đối tượng này tăng cường tung ra các luận điệu xuyên tạc, giả mạo, thất thiệt chống phá Đại hội XIII. Chúng ra sức thổi phồng, suy diễn, bóp méo, bịa đặt, quy kết thành những hạn chế, yếu kém của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ. Chúng cho rằng công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng nội bộ”, “thủ tiêu đối phương”... Chúng cố tình dựng chuyện, quy chụp rằng, việc chuẩn bị đại hội như là hoạt động thay cho đại hội, là “xóa bỏ quyền của các đại biểu dự đại hội”; việc thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ cốt cán cho Đại hội XIII là Ban Chấp hành Trung ương đã “tước đi quyền tự do, dân chủ trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử của các đại biểu dự Đại hội XIII”, “tổ chức đại hội đảng các cấp, Đại hội XIII chỉ mang tính hình thức, là dịp để hội hè, tốn kém tiền của nhân dân”….

        Xuyên tạc công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII của Đảng, những thủ đoạn của chúng là:Suy diễn công tác cán bộ theo kiểu “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” như: “Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao Đại hội XIII”, “Ai sẽ vào “tứ trụ” Đại hội XIII”, “nhân sự Đại hội XIII: Gươm đã tuốt khỏi vỏ”… Thật nực cười, Đại hội còn chưa diễn ra, song những “con buôn” chính trị lại tỏ ra thông thái khoác lác như thật, khẳng định người này triệt hạ người kia để giữ vị trí này vị trí khác, sắp xếp bộ máy lãnh đạo của Đảng từ cao xuống thấp; từ đó suy diễn, đánh giá theo chiều hướng tiêu cực. Mánh lới thường thấy của chúng là “giật tít-câu khách” đánh trúng vào sự tò mò của nhiều người, từ đó đưa ra phân tích nhận định công tác cán bộ, nhân sự có sự “an bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”, cuối cùng là rêu rao, xuyên tạc chế độ mất dân chủ, độc đảng, chuyên quyền, toàn trị.Ngoài thủ đoạn trên, chúng còn xuyên tạc đời tư, nói xấu, vu cáo cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng. Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội, các blog, không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin vu cáo, xuyên tạc, rêu rao, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Chúng thường phát tán các thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật giả lẫn lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội. Từ đó hòng tác động đến nhận thức, tâm lý, tư tưởng, tình cảm của nhân dân, cán bộ, đảng viên.

Nguy hiểm không kém, chúng tập trung tung ra những bài viết, nhận định xuyên tạc, đánh đồng công tác phòng chống tham nhũng là “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực” trước Đại hội XIII. Chúng lợi dụng vào một số vụ việc cụ thể như: Việc một số tướng lĩnh, sĩ quan bị Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luật, xử lý vừa qua; sự việc liên quan đến Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung hay thông tin khởi tố vụ án đối với ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hồng Trường – cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải…để xuyên tạc đó là sự “đấu đá quyền lực” “tranh giành lợi ích”, “tiêu diệt phe nhóm”,“thanh trừng nội bộ”… Từ đó nhằm gây ra tình trạng nghi ngờ, hoang mang, lầm tưởng an ninh chính trị mất ổn định, nội bộ mất đoàn kết, làm suy giảm niềm tin đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Đối với mỗi một đảng chính trị, đảng cầm quyền ở bất kỳ quốc gia hay thể chế chính trị nào, để xây dựng, bầu ra bộ máy lãnh đạo của đảng thì công tác tiến hành lựa chọn, bầu cử bộ máy lãnh đạo, người đứng đầu dưới hình thức nào (từ dân chủ trực tiếp hay gián tiếp) là việc bình thường. Một ví dụ của nền chính trị dân chủ tư sản, điển hình ở Mỹ thì đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, định kỳ vẫn tổ chức đại hội toàn quốc để đảng viên bầu cơ quan lãnh đạo của đảng, chủ tịch đảng, đề cử đại biểu của đảng mình tham gia bầu Tổng thống Hoa Kỳ…Hay cũng ở hầu hết các nước, những công chức trong hệ thống chính trị dù ở cương vị nào, nếu tham ô, tham nhũng thì đều bị điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Lẽ nào, những điều thông thường, phổ quát như vậy cũng là“đấu đá”, “tranh giành”, “thanh trừng”, “tiêu diệt” nội bộ hay sao?

Nói về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương. Các cơ quan, tổ chức có liên quan, mà trước hết là Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phải dày công chuẩn bị, phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước. Từng cơ quan, địa phương, từng cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác chuẩn bị phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc chung, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm, kết quả cũng như những khuyết điểm, hạn chế của các khoá trước, nhất là của khoá XII gần đây, để có thêm cơ sở đề ra phương hướng, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ của khoá XIII.

Công tác nhân sự, cán bộ của Đảng được thực hiện trên một quy trình chặt chẽ, chuẩn bị công phu, cách làm cẩn trọng, dựa trên nguyên tắc xây dựng Đảng vốn là sức mạnh, tiến bộ, phát huy được nguyện vọng, ý chí tập thể là nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số. Từ đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng sẽ dân chủ lựa chọn, sáng suốt bầu ra đội ngũ cán bộ là tinh hoa của Đảng, thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và có uy tín cao để giải quyết những công việc, xử lý kịp thời, đúng đắn, có hiệu quả những tình huống phức tạp có quan hệ đến sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, sự sống còn của chế độ.

Những luận điệu suy diễn, những thông tin giả mạo, thất thiệt ở trên là những chiêu trò xuyên tạc, “diễn biến hoà bình” công tác cán bộ của Đảng, đánh vào tâm lý tò mò của nhiều người, gây nhiễu loạn thông tin, dao động về tư tưởng chính trị. Mục đích của chúng là cố tình tạo ra sự mất đoàn kết nội bộ, hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo cấp cao. Làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào tầm quan trọng, ý nghĩa đặc biệt to lớn của Đại hội XIII, vào sự lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của chế độ và Nhà nước pháp quyền XHCN.

 

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

KỲ DIỆU LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

                                                   NHN (nguồn Vietnamnet)
           Chị Trần Thị Kim Ngân, Giám đốc Trung tâm SaigonDance, mới đây chia sẻ về hành trình gian nan tìm đường trở về Việt Nam, sau khi cơn đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội khắp thế giới. Chị Ngân rời Việt Nam ngày 19/1, trước thời điểm Việt Nam công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Chuyến đi của chị kéo dài từ Canada qua một loạt quốc gia ở Nam Mỹ như Argentina, Brazil, Peru, Bolivia. Đến ngày 15/3, vừa đặt chân đến biên giới Bolivia

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC - CHÌA KHÓA ĐI TỚI MỌI THÀNH CÔNG!

                                                               NHN
Đất nước tươi đẹp trong công cuộc đổi mới
      Thời gian qua, trên một số trang truyền thông của các thế lực thù địch, chống đối liên tục đăng tải các bài nói, bài viết về việc thu – chi ngân sách của các địa phương và chính sách phát triển cơ sở hạ tầng trên cả nước.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

BẬC THẦY TRÁO TRỞ!


           Ngày 8/11, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc “Việt Nam có thể xem xét các lựa chọn pháp lý để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, phản ứng của Trung Quốc là gì?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang ngược cho biết: “Cốt lõi của vấn đề Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, liên quan đến sự chiếm đóng quần đảo Nam Sa của Trung Quốc bởi Việt Nam và các nước khác có liên quan”.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

HÀNH ĐÔNG COI THƯỜNG CÔNG LÝ VÀ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC VẪN ĐANG TIẾP DIỄN

Việt Nam lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc khi xâm phạm 
chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông
       Ngày 3-9-2019, tàu cần cẩu Lam Kình của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) cách đảo Lý Sơn gần 50 km, cách bờ biển Quảng Nam gần 90 km. Thậm chí, theo các nguồn tin báo chí quốc tế, Trung Quốc đã cho dàn khoan HD-982 tới Biển Đông, dường như với ý đồ có thể tiến vào vùng biển Việt Nam bất cứ lúc nào.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

THẾ GIỚI CHUNG TIẾNG NÓI MẠNH MẼ LÊN ÁN HÀNH ĐỘNG COI THƯỜNG, VI PHẠM LUẬT PHÁP QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

                                              NHN (tổng hợp)
(tàu cảnh sát biển hộ tổng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam)
         Hãng tin Express của Anh ngày 1-10 đưa tin rằng, Trung Quốc đang phát triển một nền tảng thăm dò dầu khí khổng lồ để sử dụng trong các vùng biển tranh chấp hoặc vùng đặc quyền kinh tế của một số quốc gia láng giềng trên Biển Đông. Nền tảng này, theo Express được gọi là giàn khoan Hải Dương 982, hiện đã nằm sẵn trên vùng biển của Trung Quốc đang có thể thăm dò các mỏ dầu khí ở độ sâu tới 9.000m.