Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

BẬC THẦY TRÁO TRỞ!


           Ngày 8/11, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc “Việt Nam có thể xem xét các lựa chọn pháp lý để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, phản ứng của Trung Quốc là gì?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang ngược cho biết: “Cốt lõi của vấn đề Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, liên quan đến sự chiếm đóng quần đảo Nam Sa của Trung Quốc bởi Việt Nam và các nước khác có liên quan”.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

HÀNH ĐÔNG COI THƯỜNG CÔNG LÝ VÀ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC VẪN ĐANG TIẾP DIỄN

Việt Nam lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc khi xâm phạm 
chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông
       Ngày 3-9-2019, tàu cần cẩu Lam Kình của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) cách đảo Lý Sơn gần 50 km, cách bờ biển Quảng Nam gần 90 km. Thậm chí, theo các nguồn tin báo chí quốc tế, Trung Quốc đã cho dàn khoan HD-982 tới Biển Đông, dường như với ý đồ có thể tiến vào vùng biển Việt Nam bất cứ lúc nào.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

THẾ GIỚI CHUNG TIẾNG NÓI MẠNH MẼ LÊN ÁN HÀNH ĐỘNG COI THƯỜNG, VI PHẠM LUẬT PHÁP QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

                                              NHN (tổng hợp)
(tàu cảnh sát biển hộ tổng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam)
         Hãng tin Express của Anh ngày 1-10 đưa tin rằng, Trung Quốc đang phát triển một nền tảng thăm dò dầu khí khổng lồ để sử dụng trong các vùng biển tranh chấp hoặc vùng đặc quyền kinh tế của một số quốc gia láng giềng trên Biển Đông. Nền tảng này, theo Express được gọi là giàn khoan Hải Dương 982, hiện đã nằm sẵn trên vùng biển của Trung Quốc đang có thể thăm dò các mỏ dầu khí ở độ sâu tới 9.000m.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

NGUYỄN VĂN BẢY – NGƯỜI ANH HÙNG BÌNH DỊ MÀ THANH CAO

       Đại tá phi công, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy đã qua đời ngày 22/9/2019, thọ 84 tuổi. Ông chính là phi công từng bắn rơi 7 máy bay Mỹ và cũng là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp ACES - cấp độ bắn rơi 5 máy bay địch trở lên.




Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

“ĐẾN HẸN LẠI LÊN” – BỔN CŨ SOẠN LẠI

                          NHN

       Cứ vào thời điểm đất nước chuẩn bị có những sự kiện trọng đại, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị cả trong và ngoài nước lại triệt để lợi dụng để đẩy mạnh các hoạt động công kích, chống phá cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trước thềm Đại hội XIII của Đảng...

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

GẦN DÂN, TRỌNG DÂN LÀ MỆNH LỆNH CUỘC SỐNG!

                                                               
                                                                           NHN
Sinh thời, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Công tác dân vận nói chung,  Công tác dân vận trong Quân đội nhân dân Việt Nam là công tác

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

TRUNG QUỐC – CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN BẤT CHẤP CÔNG LÝ VÀ ĐẠO LÝ

                                                               NHN
      Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Quốc cổ trung đại cho thấy kiểu mô hình “chính quyền treo đầu súng”, thế lực quân sự nào mạnh, thế lực ấy nắm quyền lực quốc gia. Nối tiếp lịch sử, trừ thời cận đaị bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược, xâu xé Trung Quốc, ngày nay Trung quốc vẫn nối tiếp tư tưởng đại bá nước lớn, lấy thịt đè người khi không ngừng gây hấn và có những đòi hỏi vô lý ở Biển Đông.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

TRUNG QUỐC CẦN TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) MỘT CÁCH THỰC CHẤT!

                                                                      NHN
          Nhà giàn DK1 xác định chủ quyền Việt Nam trên bãi Tư Chính
      Những ngày qua, hoạt động của nhóm tàu Hải Dương 8 đang đe dọa hủy hoại các nỗ lực chung trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc. Nó cũng đi ngược các phát ngôn về việc “duy trì Biển Đông hòa bình và ổn định mà Trung Quốc luôn “quảng cáo” lâu nay.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Không quốc gia nào có quyền trịch thượng 'yêu cầu' Việt Nam ngừng thăm dò ở khu vực biển của Việt Nam

                                                              NHN

       Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
        Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển, trong các quyền, có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
       Bởi vậy, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam và nếu không được phép của Việt Nam đều là xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
      Chiểu theo các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, không quốc gia nào có quyền trịch thượng “yêu cầu” Việt Nam ngừng công việc thăm dò các mỏ dầu ở khu vực biển của Việt Nam.
      Việc cố tình quy kết Việt Nam tiến hành các hoạt động khoan thăm dò dầu khí “một cách đơn phương” tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn vô lý.
      Phát ngôn này phải chăng là nhằm đưa vùng biển của Việt Nam trở thành vùng biển có tranh chấp, để rồi áp đặt cách hành xử theo kiểu “quyền lực thuộc kẻ mạnh," thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
      Bãi Tư Chính có vị trí cận kề với đường hàng hải quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế và công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam. Các vùng lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam sẽ hoàn toàn bình thường, ổn định, nếu không bị các hành vi xâm phạm, bất chấp luật pháp quốc tế, gây phức tạp tình hình.
      Từng trải qua nhiều năm chiến tranh, Việt Nam luôn coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, luôn thiện chí và sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ quốc tế bằng các giải pháp chính trị.
      Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
      Trên cơ sở đó, Việt Nam triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
      Trước việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.”
      Đồng thời, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nêu rõ: “Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.”
      Việc duy trì hòa bình và trật tự trong khu vực, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông (trong đó có khu vực bãi Tư Chính) trên cơ sở luật pháp quốc tế đem lại lợi ích chung cho các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
       Bởi vậy, Việt Nam đã và đang nỗ lực thể hiện vai trò của một quốc gia có trách nhiệm trong cộng động quốc tế và mong muốn các quốc gia khác thực thi nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, nhằm tạo dựng một khu vực hòa bình, ổn định, góp phần thúc đẩy hòa bình và phát triển trên thế giới.


Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Trung Quốc cần rút ngay toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam!


                                                       NHN

        Những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

“NIỀM TIN” TRUNG QUỐC

                           NHN
Tòa Trọng tài Thường trực công bố phán quyết về Biển Đông, năm 2016
       Chúng ta còn nhớ hơn 3 năm trước, vào ngày 12-7-2016 Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết bác bỏ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng biển trong đường 9 đoạn trên Biển Đông và khẳng định đó là “không có cơ sở pháp lý”.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

KIÊN QUYẾT VỚI NHỮNG “CON SÂU BỎ RẦU NỒI CANH”


                                                                      NHN 
     Lợi dụng mạng internet, thời gian qua các thế lực thù địch, phản động ra sức tìm cách hạ thấp vai trò của báo chí, truyền thông chính thống và cổ xúy cho những cái gọi là “nhà báo công dân”, “báo mạng xã hội”, “nhà xuất bản mạng”… Chúng “nâng cấp” một số blogger, facebooker thành những “nhà báo tự do”, “nhà báo toàn cầu cổ vũ cho thứ thông tin lệch lạc, méo mó ấy nhằm tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, chúng ta cần cảnh giác, phân định rõ đục – trong.
      Dân chủ kiểu “giả cầy”!
     Trịnh Hữu Long, sinh năm 1986, quê Thanh Hóa, từng tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội nhưng lại sớm sa ngã. Cách đây 5 năm, Long dựng lên một trang mạng và tự xưng trang này là “tạp chí” với tinh thần chủ đạo là tập hợp những bài viết phân tích, bôi đen tình hình đất nước, xuyên tạc Đảng, Nhà nước dưới góc nhìn pháp luật. Trang mạng của Long nhanh chóng thu hút nhiều nhân vật bất mãn và được sự hậu thuẫn của tổ chức Việt Tân để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trang mạng này xưng là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận, không đặt quảng cáo, nhưng lại kêu gọi bạn đọc tài trợ từ “20 nghìn đồng trở lên”. Theo một tài liệu được công bố, năm 2016, trang này từng xin được hơn 23.000USD nhưng phần lớn đều từ các tài trợ ẩn danh. Năm 2018, trang mạng này đã tiếm danh đại diện cho hơn 50 triệu người sử dụng internet Việt Nam khởi xướng việc vận động ký tên vào thư gửi Chủ tịch Facebook, chất vấn và xuyên tạc, lu loa Facebook “hợp tác với Chính phủ và phản bội người dân Việt Nam”.
     Gần đây, mạng xã hội (MXH) lan truyền video tố cáo Cảnh sát Giao thông tỉnh Đắc Lắc chặn, cản trở xe đưa người đi cấp cứu vì lỗi chạy quá tốc độ. Song tìm hiểu sự việc thì đó chỉ là một màn kịch nhằm đánh lừa dư luận. Trong clip có cảnh một chiếc xe vi phạm vừa bị cảnh sát thổi còi thì xuất hiện ngay một phụ nữ xuống xe khóc rống lên kể lể đưa con đi cấp cứu nhưng tay “không quên” cầm điện thoại livestream. Một người đàn ông lại từ xe bế cháu bé ra đặt… giữa đường. Lo cho tính mạng người dân, một cảnh sát bế cháu bé lên xe để đưa cháu đi bệnh viện thì người nhà ngăn cản, chửi bới là “công an đàn áp dân, vi hiến”. Đến khi cảnh sát cho chiếc xe được đưa cháu bé đi bệnh viện thì họ lại tuyên bố “trưa rồi, không đi nữa” và lấy ra những cuốn hiến pháp phát cho người dân ở đó, quên luôn việc cấp cứu cho cháu bé. Rất nhiều bạn đọc tỉnh táo đã nhận ra chân tướng sự việc và chỉ rõ đó là clip của tổ chức phản động "Con đường Việt Nam" vì trong clip có nhóm người mang trang phục của tổ chức này. Thế nhưng, vẫn có một số người dân chia sẻ, comment nói xấu cảnh sát, nhìn nhận sai lệch về sự việc.
      Năm 2017, Cục An ninh mạng, Bộ Công an đã phối hợp Công an TP Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Thái Nguyên bắt hai đối tượng là Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh để điều tra về tội tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Qua điều tra, từ tháng 5-2015, chúng đã lập tài khoản facebook và các trang mạng lấy tên là “Báo Tham Nhũng”, “Tuần Việt Nam”, “Dân chủ TV”, “Việt Báo TV” và “Việt Nam online” để đăng nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc. Chúng móc nối, tham gia quản trị một số trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân và một số tổ chức phản động khác.
      Cùng thời gian này, tại Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đã phá vụ án và bắt Nguyễn Văn Hóa (22 tuổi, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cùng một số đối tượng do có hành vi kích động, gây rối, biểu tình, đập phá tài sản. Qua điều tra phát hiện, mỗi tháng Hóa viết, quay 16 clip, phóng sự mang nội dung xuyên tạc để chia sẻ, gửi cho những cá nhân thuộc các tổ chức phản động và một số đài, trang mạng nước ngoài… để nhận mức lương 1.500 USD/tháng từ tổ chức Việt Tân. Đó là sự thật ẩn sau những nội dung y chia sẻ núp dưới danh nghĩa yêu nước, bảo vệ môi trường, vì cuộc sống của nhân dân…
      Vừa ăn cướp – vừa la làng!
      Bên cạnh một số người dân nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết, cũng có hiện tượng vì động cơ cá nhân mà cổ xúy, tiếp tay cho những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước. Câu chuyện ở Thái Nguyên, địa phương từng phối hợp với Cục An ninh mạng, Bộ Công an khởi tố, bắt giam đối tượng phản động nêu ở phần trên của bài viết là một ví dụ.
      Do vướng mắc về lợi ích của gia đình, một nữ chủ doanh nghiệp đã liên tục tán phát nhiều đơn thư có nội dung không đúng sự thật. Bà này còn liên hệ và nhờ vả cả đối tượng phản động để đưa thông tin khiếu kiện lên một số trang tin phản động và liên tục “rải bom” đơn kêu cứu đến lãnh đạo các cấp và các cơ quan Trung ương, địa phương, bất chấp nhiều nội dung các cơ quan chức năng đã vào cuộc và kết luận, nêu rõ không có những sai phạm như đơn thư quy kết. Đối tượng "trợ giúp" doanh nghiệp, nguy hiểm thay lại là một trong những kẻ cầm đầu nhóm phản động “NoU Hà Nội” và thường xuyên tung các thông tin chống phá Đảng, Nhà nước lên cái gọi là "kênh truyền hình CHTV" trên Youtube. Y từng bị công an triệu tập vì tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và có liên hệ với một số tổ chức phản động nước ngoài. Vậy mà chủ doanh nghiệp nêu trên đã nhiều lần gặp và trực tiếp cùng đối tượng này "lên sóng" trong những clip kéo dài cả giờ đồng hồ. Với những thông tin được cung cấp, đối tượng này ngang nhiên xuyên tạc, bóp méo sự việc, nói xấu chính quyền và các cơ quan pháp luật. Các clip trên được chia sẻ trên MXH, tạo cớ để một số đối tượng lợi dụng xuyên tạc nói xấu Đảng, Nhà nước.
     Vẫn liên quan đến cái gọi là "kênh truyền hình CHTV", một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây các đối tượng điều hành trang mạng này cũng kích động, lôi kéo một số người dân, móc nối, liên kết với một số đối tượng khiếu kiện dạng "đầu đơn" ở địa phương để hứa hẹn giúp đỡ đấu tranh bằng CHTV... để đòi quyền lợi cho “dân oan”. Đối tượng còn ngang nhiên gọi điện, gây sức ép với một số cơ quan chức năng trong tỉnh đòi được “làm việc” và tuyên bố "kênh truyền hình CHTV" của y ngang với VTV, thậm chí còn gây ảnh hưởng… quốc tế(?).
      Cần những giải pháp kiên quyết, đồng bộ
      Hiện tượng lợi dụng các kênh truyền thông “tiểu ngạch” để chống phá Đảng, Nhà nước thời gian gần đây diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp với nhiều thủ đoạn mới. Ngoài việc “nâng cấp” các facebook, blog thành các “tạp chí”, “nhà xuất bản” để mở rộng diện tán phát; các thế lực thù địch còn khai thác triệt để khả năng tương tác, lan truyền trên MXH; lập nhiều kênh Youtube phản động. Chúng cũng lợi dụng danh nghĩa luật sư, từ thiện, hỗ trợ pháp lý để lôi kéo, xúi giục một số người dân khiếu kiện kéo dài, thậm chí tụ tập, gây rối; đồng thời mở rộng các hình thức hội luận, đào tạo trực tuyến, hội họp trực tuyến... Những thông tin xấu độc trên MXH có tác động tiêu cực đến tình hình, tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, dao động, tiếp sức cho "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
       Vì vậy, để đấu tranh có hiệu quả với những thủ đoạn trên, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, xử lý sai phạm. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, làm việc với đại diện của Facebook, Google yêu cầu giải quyết các đề nghị ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên MXH hiệu quả hơn. Việc xây dựng và ban hành "Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam" cần sớm được triển khai. Hiện, Facebook đã xây dựng một kênh riêng để giải quyết các đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm MXH của Việt Nam. Sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, việc sớm đưa luật vào cuộc sống rất cần thiết. Lãnh đạo Cục An ninh mạng (Bộ Công an) từng cho biết: Google và Facebook đều đánh giá Luật An ninh mạng của Việt Nam là “phù hợp” và sẽ nghiên cứu để sửa chính sách của mình phù hợp với Luật An ninh mạng của Việt Nam. Bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và Quan hệ chính phủ của Tập đoàn Google tại châu Á-Thái Bình Dương khi làm việc tại Việt Nam từng cho biết: “Google cam kết tuân thủ pháp luật các nước sở tại, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi hiểu sâu sắc đó là nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật nước sở tại Việt Nam nên việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết để tuân thủ”
       Các cơ quan pháp luật, cần xử lý mạnh tay, nghiêm minh hơn nữa các hành vi vi phạm; nhất là xử phạt một số cá nhân thông tin xuyên tạc, chống phá trên internet. Như trường hợp Dũng vova không phải là nhà báo, không quản lý kênh truyền hình, báo chí được pháp luật công nhận thì không thể lôi kéo, kích động người dân kiện tụng, tán phát thông tin, thể hiện sự coi thường kỷ cương, phép nước. Những hiện tượng như vậy phải xử lý nghiêm minh cả người tán phát và người cung cấp thông tin, tiếp tay cho đối tượng.
      Đối với mỗi người dùng internet và MXH cũng như người dân nói chung, phải biết "gạn đục khơi trong" khi tiếp cận thông tin trên internet và MXH; không vì thiếu hiểu biết hay vì sự bức xúc mà đơn giản tiếp tay cho những kẻ xấu lợi dụng để kích động, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.


         Hãy tỉnh táo với những thông tin trên các trang mạng xã hội!

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

SỐNG GIỮA THẾ GIỚI MẠNG – CẦN LẮM SỰ THÔNG THÁI!

                                                                         NHN

      Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin,  thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động trong cà ngoài nước triệt để lợi dụng mạng xã hội để thực hiện mưu đồ hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Bằng các chiêu trò lập ra nhiều trang, fanpage,

Hãy thông thái khitiếp cận thông tin trên mạng xã hội!


Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Cảnh giác với bại âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại của các thế lực thù địch

      
                                                     NHN

     Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc và tôn giáo. Mặc dù nguồn gốc, đặc điểm và thời điểm hình thành, phát triển của mỗi tôn giáo có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, các tôn giáo luôn có tinh thần bao dung, đoàn kết, gắn bó trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, hòa chung niềm vui và nỗi đau của dân tộc trong những thời khắc lịch sử, góp phần phát triển và làm rạng rỡ nền văn hóa Việt Nam. Tôn trọng và phát huy những giá trị nhân văn của tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-1-2018. Đây là cơ sở để các tôn giáo ở nước ta hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Thế nhưng, trong những năm gần đây, các thế lực phản động và thù địch đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta.
       Mục tiêu xuyên suốt của các thế lực phản động và thù địch là xóa bỏ chế độ xã hội ở nước ta. Để thực hiện mục tiêu đó, âm mưu của chúng là chia rẽ sự đoàn kết lương giáo, chia rẽ các tôn giáo với nhau, tách các tôn giáo ra khỏi khối đại đoàn kết toàn dân, tách các tôn giáo ra khỏi phong trào, sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc. Các thế lực thù địch đã và đang sử dụng các thủ đoạn như xuyên tạc sự thật về tình hình tôn giáo Việt Nam, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà Nước ta, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo. Hành động chống phá của chúng tập trung vào một số hoạt động chủ yếu như tìm cách ủng hộ các tổ chức phản động; dung túng, giúp đỡ lực lượng phản động trong tôn giáo người Việt lưu vong ở nước ngoài; hỗ trợ, kích động và chỉ đạo các đối tượng cực đoan, phản động tôn giáo ở trong nước; tài trợ về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động chống phá Việt Nam.
        Biểu hiện cụ thể của hoạt động này mà các đối tượng thường sử dụng là lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để khống chế, kích động quần chúng, tuyên truyền chống chế độ. Lợi dụng thần quyền và hệ thống tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức mang danh nghĩa tôn giáo để tập hợp lực lượng, kích động, khống chế quần chúng, phá rối trật tự an ninh, gây bạo loạn. Lợi dụng các cơ sở tôn giáo ở vùng dân tộc làm nơi cất giấu vũ khí, phương tiện, nơi tụ họp, chỉ đạo hoạt động chống phá. Lôi kéo một số chức sắc, cốt cán trong các tổ chức tôn giáo là người dân tộc thiểu số, móc nối, cấu kết giữa những phần tử phản động trong nước với bọn phản động bên ngoài để hoạt động phá hoại an ninh quốc gia. Lợi dụng những sơ hở thiếu sót của chính quyền địa phương trong giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo... để xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực dân chủ và nhân quyền.
        Trong những năm gần đây, ở những địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, các đối tượng phản động và thù địch đang ráo riết tiến hành các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo một số tín đồ, lập ra một số hình thức tôn giáo riêng như "Tin lành Đề-ga", "Tin lành riêng của người Mông", "Phật giáo riêng của người Khmer"... Ở vùng đồng bằng, sau sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa  gây ra, nhiều người dân Nghệ An và các tỉnh lân cận đã tham gia các cuộc biểu tình đòi Formosa và Chính phủ bồi thường thiệt hại. Một số chức sắc tôn giáo, những kẻ tự xưng là “nhà đấu tranh dân chủ” đã kích động giáo dân tụ tập, biểu tình, tuần hành, gây rối, đập phá phương tiện, cản trở hoạt động giao thông, tấn công người thi hành công vụ, gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Khi lực lượng chức năng thực thi chức trách theo quyền hạn thì chúng vu cáo “đàn áp, bắt giữ và đánh đập” người tham gia biểu tình; phát tán những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội như “Thư ngỏ”, “Bản lên tiếng”, “Kháng thư”... với nội dung vu cáo chính quyền bao che cho Formosa “đàn áp” những người đi đòi quyền lợi, kêu gọi người dân khởi kiện Formosa lên Tòa án Hình sự quốc tế...
        Ngoài ra, chúng còn phối hợp với một số tổ chức tôn giáo phản động ở nước ngoài như “Phật giáo Việt Nam thống nhất” phát tán tài liệu trên mạng In-tơ-nét với nội dung xuyên tạc, vu khống chính quyền Việt Nam khủng bố, đàn áp, bắt giam, ngăn cản hoạt động tôn giáo của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Số cầm đầu tổ chức người Thượng lưu vong ở Mỹ tổ chức biểu tình phản đối chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; tiếp tục chỉ đạo một số phần tử xấu trong nước thu thập tình hình có liên quan đến dân chủ, nhân quyền và tìm cách lien hệ với một số tổ chức, cá nhân người nước ngoài để yêu cầu họ giúp đỡ giải quyết vấn đề “Tin lành Đề-ga”...
        Trước thực trạng phức tạp về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta cần có cách nhìn toàn diện và có giải pháp khoa học. Phải xác định kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực phản động và thù địch lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” là một nội dung trọng tâm của công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội nhằm giữ vững ổn định về chính trị, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể quần chúng, các chức sắc tôn giáo cũng như già làng, trưởng bản trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân nêu cao cảnh giác, tăng sức đề kháng trước mọi âm mưu mua chuộc, dụ dỗ và kích động của các thế lực phản động và thù địch.
        Bên cạnh đó, cần tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, khắc phục tình trạng yếu kém trong buông lỏng quản lý ở một số địa phương nhất là tuyến cơ sở xã, phường. Chú trọng công tác xây dựng lực lượng chính trị, cơ sở cốt cán trong tôn giáo; làm tốt công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên trong tín đồ tôn giáo nhằm phát huy tác dụng làm “hạt nhân” trong phong trào cách mạng của quần chúng ở địa phương. Đẩy mạnh công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện tốt chính sách đoàn kết lương - giáo; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, làm cho cộng đồng ổn định, buôn làng phát triển, gia đình ấm no hạnh phúc. Ngoài ra cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chuyên sâu ở tỉnh, huyện, xã nhằm đáp ứng tốt yêu cầu quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong tình hình mới.

Theo Việt Tân không ai còn não!


Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

XẢO TRÁ BẢO GIANG!

                                                  NHN

        Nhiều bạn đọc sẽ mang cảm giác ức chế, khó chịu và giận dữ bởi sự thật lịch sử bị nhà nặn, xuyên tạc trắng trợn trong bài báo “Chung bầu trời, hai lối đi” của tác giả Bảo Giang trên Blog Danlambao.

Củ chuối hải ngoại!


Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Bản chất của tổ chức phản động lưu vong “Triều Đại Việt”

                                                                       NHN (ST)

     Thời gian gần đây, tổ chức phản động lưu vong “Triều đại Việt” triển khai nhiều hoạt động khủng bố, phá hoại, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia. Qua mạng xã hội, số đối tượng cầm đầu ở bên ngoài từng bước tiếp cận, tác động đối tượng trong nước để liên lạc, chuẩn bị phương tiện vũ khí, kế hoạch khủng bố, phá hoại kích động biểu tình gây rối an ninh trật tự...

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC THÁNG 2/1979 – GÓC NHÌN THẲNG TỪ CÁC HỌC GIẢ TRUNG QUỐC

                                                                 NHN

        Đã 40 năm trôi qua kể từ khi Trung Quốc huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn chủ lực với sự yểm trợ của hàng ngàn xe tăng, trọng pháo ồ ạt mở cuộc tiến công xâm lược vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta ngày 17/2/1979. Luận điệu mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra khi đó là

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979: dã tâm và sự thất bại của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc với Việt Nam!

                                                               NHN

      Cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 đã đi vào lịch sử 40 năm, nhưng âm hưởng vẫn còn trong tâm trí của mỗi người, trong nghiên cứu, kể cả những cựu chiến binh của hai bên đã từng tham chiến.
      Đã có nhiều nghiên cứu với những góc nhìn, đánh giá khác nhau và cũng còn nhiều vướng mắc khó giải thích, cho nên dẫn đến có những cách hiểu, sự đánh giá thế này hay thế khác. Việc xem xét, đánh giá một cách chính xác, khoa học cuộc chiến tranh này rất cần thiết để trả lại công bằng cho lịch sử, để có nhận thức, thái độ đúng, để suy ngẫm trong hiện tại và tương lai.
      Mục tiêu bá quyền nước lớn
      Xem xét, đánh giá một cuộc chiến tranh nổ ra phải thật sự tôn trọng khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể. Lịch sử mấy nghìn năm, từ buổi đầu dựng nước đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 14 cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong đó có 13 cuộc của các triều đại phong kiến phương Bắc.
     Tưởng rằng, truyền thống xấu xa đó sẽ mất đi trong thời hiện đại, văn minh và đặc biệt trong điều kiện cả hai dân tộc cùng được gọi là nước xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng, những nhà lãnh đạo Trung Quốc thời kỳ đó vẫn ôm mộng bá quyền nước lớn, mặc dù đã giúp đỡ Việt Nam tiến hành chiến tranh chống thực dân, đế quốc, nhưng bên trong vẫn âm thầm lợi dụng thực hiện mục tiêu này.
     Cách thức ấy không đạt được mục tiêu khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30/4/1975), đi lên chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc đã nuôi dưỡng, sử dụng Khmer đỏ làm tên lính xung kích tiến hành chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam Việt Nam. Việt Nam bắt buộc phải bảo vệ Tổ quốc và quân tình nguyện Việt Nam vì nghĩa vụ quốc tế cao cả đã giúp bạn giải phóng dân tộc Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
      Cuộc chiến đã cận kề chiến thắng hoàn toàn thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể để yên. Cùng với đó, trong nước (Trung Quốc), lãnh đạo đang phải tranh chấp với các lực lượng đối lập diễn ra quyết liệt. Không còn con đường nào khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Qua đó thực hiện "một mũi tên bắn nhiều mục tiêu" trong chiến lược bá quyền nước lớn của họ. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh này là từ phía Trung Quốc.
     Cuộc chiến tranh phi nghĩa
     Việc xác định chính nghĩa hay phi nghĩa của một cuộc chiến tranh phải có căn cứ khách quan, khoa học. Căn cứ cơ bản nhất là ở mục đích chính trị của mỗi bên tham chiến. Mục đích áp đặt chế độ lệ thuộc, thôn tính một dân tộc có chủ quyền, hợp hiến pháp quốc tế thì thuộc phi nghĩa và ngược lại là chính nghĩa.
      Cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 nằm trong mục tiêu phục vụ mộng bá quyền nước lớn, bắt Việt Nam phải lệ thuộc, phụ thuộc… là phi nghĩa. Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa. Bởi, phía Việt Nam là chống lại sự áp đặt, sự lệ thuộc, phụ thuộc vào Trung Quốc, bảo vệ hòa bình, độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, đi lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế thời đại hiện nay.
      Với dân tộc Việt Nam, hòa bình, hòa hiếu với các nước láng giềng; độc lập tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ là truyền thống lâu đời. Con người Việt Nam căm ghét chiến tranh, không bao giờ đi xâm lược nước khác. Tuy nhiên, con người Việt Nam cũng không cúi đầu khuất phục trước bất cứ một thế lực, một đội quân xâm lược nào, mà sẵn sàng tiến hành chiến tranh "chính nghĩa, tự vệ chính đáng" một cách kiên cường, dũng cảm để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập chủ quyền dân tộc. Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 của Việt Nam cũng nằm trong tiến trình logic lịch sử ấy và là chính nghĩa, chính đáng, phù hợp với xu thế lịch sử.
       Một lẽ thông thường là đối với dân tộc nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng bắt buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc để có hòa bình đã thể hiện tính chất chính nghĩa một cách rõ ràng. Việt Nam có hòa bình và không bao lâu thì lại phải tiến hành chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 càng cho thấy tính chính nghĩa, mà công luận tiến bộ thế giới đã thừa nhận.
      Trước tòa án lương tâm, lương tri của nhân loại, cuộc chiến tranh do Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 là vô nhân đạo, phản nhân văn. Một nước lớn, cậy đông dân, tiềm lực kinh tế, quân sự lớn gấp nhiều lần, tự xưng là một nước xã hội chủ nghĩa mà tiến hành xâm lược Việt Nam, một nước nhỏ, láng giềng, luôn muốn giữ hòa bình, hòa hiếu thì cả những con người ít hiểu biết cũng khó chấp nhận.
      Quân Trung Quốc tiến đến đâu đều phá phách tất cả cơ sở hạ tầng; giết biết bao người dân vô tội, để lại sự hoang tàn ở tất cả các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam là một sự nhẫn tâm vô cùng lớn. Những nhân chứng, vật chứng, đặc biệt là các quân nhân tham gia chiến tranh của cả hai bên không thể phai mờ trong tâm tưởng.
Dù có bao biện, che đậy hay tuyên truyền trên các thông tin đại chúng bằng các cách gọi "dạy cho Việt Nam một bài học; Việt Nam là tiểu bá…" hay vin vào các nguyên cớ này, khác thì cũng không thể làm đảo lộn được chân lý thời đại, đổi phi nghĩa thành chính nghĩa.
      Cuộc chiến tranh của Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 gây tổn thất rất lớn cho cả hai bên. Sự thất bại trong cuộc chiến tranh này khiến Trung Quốc tụ rút ra bài học cho mình. Đối với Việt Nam, bài học lớn là luôn cảnh giác trong bất kỳ trường hợp nào. Bài học này còn có thể cảnh tỉnh đối với các nước trên thế giới, chỉ có con đường hợp tác hòa bình, vì lợi ích chính đáng của các bên, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau mới là con đường bền vững, lâu dài, phù hợp với mong muốn của nhân loại tiến bộ.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Phải chăng chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất?

                                                                             NHN

       Tác động KHKT ngày nay tới đời sống kinh tế xã hội vô cùng mạnh mẽ, KHKT trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp…, từ tác động ấy, một số phần tử lớn tiếng rêu rao rằng: chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về chất nhờ việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ vào trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, trong phương thức sản xuất tư bản ngày nay không còn hiện tượng người bóc lột người, xã hội tư bản là xã hội tiến bộ nhất trong lịch sự nhân loại mà loài người cần hướng đến.
        Thực ra, những giọng điệu tuyên truyền đó vẫn không có gì mới và xa lạ đối với chúng ta. Về bản chất chúng vẫn theo những lối mòn cũ muốn phủ định giá trị vĩnh hằng của chủ nghĩa Mác - Lênin, và tạo cảm giác mơ hồ cho những người cộng sản trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
        Nhìn nhận về vấn đề này, Đảng ta khi bàn về chủ nghĩa tư bản ngày nay, đã khẳng định “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”. Những nhận định trên của Đảng ta được dựa trên một nền tảng vững chắc là chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời xuất phát từ tình hình thực tiễn phát triển của chủ nghĩa tư bản để Đảng đưa ra những đánh giá hết sức khoa học về chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay.
       Các nhà kinh điển C.Mác và Ăng ghen khi phân tích về chủ nghĩa tư bản đã chỉ ra: từ khi mới ra đời, chủ nghĩa tư bản đã cho con người thấy tính ưu việt của nó. Theo C.Mác, Ăng ghen, đó là một bước tiến vĩ đại về phía trước trên những con đường phát triển của xã hội loài người. Nhưng chủ nghĩa tư bản không phải là hình thái xã hội vĩnh hằng, khi nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội hóa thì sẽ bị hình thái xã hội thích ứng được với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất mới thay thế. Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen, nghiên cứu CNTB từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền, Lênin đã chỉ ra bản chất kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền, Lênin còn khẳng định sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Theo cách nói của Lênin, hiện nay trong chủ nghĩa tư bản khuynh hướng “phát triển vô cùng nhanh” nổi trội hơn so với khuynh hướng ngừng trệ, thối nát vốn có của nó. Lênin cũng chỉ ra, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn còn nhiều tiền năng phát triển, song đó là sự phát triển trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản và tiềm năng phát triển đó không phải là vô hạn. Càng phát triển, mâu thuẫn càng sâu sắc phức tạp.
       Trải qua quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có những bước phát triển mới. Phương thức sản xuất này vẫn tỏ ra vẫn còn sức sống nhất định, mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản hiện không quyết liệt đến mức dẫn tới tình thế cách mạng. Bên cạnh đó, chúng ta thật sự “chưa đánh giá hết khả năng co giãn của cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt của những người kinh doanh tư bản biết di động, tiến thoái, đồng thời vẫn còn giữ được vị trí của họ”. Thấy rõ được những sự biến đổi mới của chủ nghĩa tư bản, Đảng ta đã nhận định “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển”. Vậy phải chăng những biến đổi mới, những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản đồng nghĩa với việc quay trở lại thời kỳ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn đang phù hợp với lực lượng sản xuất hiện đại? Câu hỏi này đụng đến một vấn đề lý luận khá phức tạp: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dưới tư bản chủ nghĩa mang tính đặc thù, khác với mâu thuẫn này trong các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản. Nếu như dưới các chế độ trước chủ nghĩa tư bản, một khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất thì nó “ kìm hãm” sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mặc dù không thuận lợi, song lực lượng sản xuất mới với công nghệ mới vẫn ra đời trong lòng xã hội phong kiến nhưng chỉ phát triển đột biến, bùng nổ sau khi nó phá tan quan hệ sản xuất cũ và kiến trúc thượng tầng cũ. Dưới chủ nghĩa tư bản, khi đã mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất vẫn có thời kỳ phát triển bùng nổ, mặc dù phát triển xen kẽ với khủng hoảng, trì trệ, phát triển dẫn đến những hậu quả kinh tế - xã hội chống lại bản thân sự phát triển như phân hóa giàu nghèo, phá hoại môi trường sinh thái…Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính linh hoạt cao hơn nhiều so với các quan hệ sản xuất trước đó. Đúng như C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản “Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất. Trái lại đối với tất cả giai cấp công nghiệp trước kia thì việc duy trì nguyên vẹn phương thức sản xuất cũ là điều kiện kiên quyết cho sự tồn tại của họ. Sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng trong tất cả các quan hệ xã hội…làm cho thời đại tư sản khác với tất cả các thời đại trước”. Vì vậy, ngay khi đã mâu thuẫn sâu sắc với lực lượng sản xuất nó vẫn chưa hết khả năng tự “co dãn”, tự điều chỉnh để thích nghi với lực lượng sản xuất mới, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển trong thời kỳ nhất định.
      Tuy nhiên, cho dù có điều chỉnh như thế nào đi nữa, cho dù có khoác trên mình những “tấm áo choàng lộng lẫy” như thế nào đi nữa thì bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi, đúng như nhận định của Đảng ta “về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”. Sự áp bức, bất công đó thông qua sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự thống trị đó không chỉ đóng khung trong từng quốc gia, dân tộc mà được quốc tế hóa hơn bao giờ hết. Sự áp bức, bóc lột được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày càng mang tính chất tinh vi hơn trước; hình thức bóc lột cũng luôn có sự thay đổi dựa trên việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Sự bóc lột vượt khỏi biên giới quốc gia và được triển khai trên phạm vi quốc tế thông qua nhiều hình thức.
      Dù có điều chỉnh thích nghi nhưng chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn không thể vượt qua khỏi mâu thuẫn vốn có của nó. Những mâu thuẫn đó bản thân nó không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ, trật tự tư bản chủ nghĩa, đó chính là“mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa”, mà theo đánh giá của Đảng ta “Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc”. Mâu thuẫn đó được biểu biện cụ thể ra là mâu thuẫn giữa sản xuất có khả năng vô hạn và tiêu dùng có khả năng thanh toán bị hạn chế, giữa tư bản và người lao động làm thuê, giữa tư bản và tư bản, trong một nước và trên phạm vi quốc tế, giữa các nước tư bản với nhau, giữa các nước tư bản với các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các mâu thuẫn mới cũng ngày càng thể hiện rõ nét đó là mâu thuẫn giữa sức sản xuất có khả năng phát triển vô hạn với sự giới hạn của các nguồn tài nguyên và môi trường, giữa nhu cầu nhất thể hóa và toàn cầu hóa với lợi ích của từng quốc gia và của toàn bộ cộng đồng các nước, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu khi chuyển đổi cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Tính gay gắt của các mâu thuẫn hiện nay thể hiện nổi bật ở những giới hạn mà chủ nghĩa tư bản đang vấp phải trong cùng một lúc chưa từng thấy. Đó là, tài nguyên hạn chế trong khi lực lượng sản xuất có khả năng phát triển vô hạn; guồng máy sản xuất có khả năng mở rộng không ngừng trong khi khả năng thanh toán vẫn còn bị hạn chế; tốc độ tăng năng suất lao động và tăng trưởng nói chung không thể cao và vẫn còn nguy cơ thấp; bất bình đẳng xã hội gia tăng trên phạm vi quốc gia và quốc tế với nguy cơ ngày càng trầm trọng; khủng hoảng kinh tế và tính không ổn định trên nhiều lĩnh vực; những mặt trái trên các lĩnh vực văn hóa, đạo đức chính trị, tình trạng bạo lực, tội phạm, xung đột sắc tộc tôn giáo có nguy cơ phát triển trầm trọng, khó lường.

      Những giới hạn không thể vượt qua trên cho thấy, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn đang và sẽ tiếp tục phải đổi mặt với những nguy cơ của khủng hoảng về kinh tế, xã hội, chính trị thậm trí nguy cơ một cuộc khủng hoảng toàn diện mới có thể xuất hiện. Do vậy, Đảng ta nhận định “Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản”[6]. Như vậy có thể thấy rằng, chủ nghĩa tư bản hiện đại trong khi chưa phát triển đến giai đoạn diệt vong gần kề nó đang tiếp tục tiến triển một cách khách quan đến một xã hội khác cao hơn, bất chấp ý nguyện chủ quan của bất cứ lực lượng xã hội nào và do đó trong lòng nó đang chín muồi dần không chỉ những tiền đề vật chất, kỹ thuật mà cả những mầm mống, những yếu tố nhiều mặt, những điều kiện ngày càng đầy đủ hơn cho sự ra đời xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.

Ba que...


Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Tự hào Quân đội nhân dân Việt Nam

      NHN

        Quân đội nhân dân Việt Nam tự hào là đội quân bách chiến bách thắng, đội quân từ nhân dâ mà ra, từ nhân dân mà chiến đấu và càng tự hào hơn khi được nhân dân tin yêu với tên gọi thân thương mà ý nghĩa: “bộ đội Cụ Hồ”.

Cái giá ăn tiền của Việt Tân