NHN
Sinh thời, Bác
Hồ đã chỉ rõ: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận
kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Công tác
dân vận nói chung, Công tác dân vận
trong Quân đội nhân dân Việt Nam là công tác
vận động quần chúng của Đảng, là
yêu cầu hàng đầu của quân đội trong thực hiện chức năng đội quân công tác - là
một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng và củng cố mối quan hệ
đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa nhân dân với quân đội, quân đội với nhân dân;
thực hiện “quân với dân một ý chí”.
Điểm lại 2 cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn luôn dựa vào
nhân dân, bằng niềm tin và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận của quân đội đã góp phần quan trọng
vào việc tuyên truyền, vận động, tổ chức các phong trào cách mạng, động viên sức
người sức của trong nhân dân “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng quân
xâm lược”, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính nhờ làm tốt công tác
dân vận, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn được nhân dân thương yêu, nuôi dưỡng,
che chở, đùm bọc - một trong những nhân tố quan trọng đã giúp quân đội ta tạo
nên sức mạnh to lớn, cùng toàn dân làm nên những chiến thắng vẻ vang.
VD: Vai trò, đóng góp của nhân
dân Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Với tiềm năng và thế mạnh của hậu phương tại chỗ, với tinh thần “Tất cả
cho mặt trận”, “Tất cả để chiến thắng”, trên khắp miền Tây Bắc, đồng bào các
dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao, Hà Nhì... thi đua phục vụ chiến dịch. Nhiều gia
đình đã vét những hạt thóc giống cuối cùng, hoặc nhịn bữa, ăn sắn, ăn khoai để
dành gạo cho chiến dịch. Nhiều phụ nữ nghe theo tiếng gọi của Đảng chẳng quản
gian khổ, hiểm nguy, nô nức lên đường, mở đường, gánh gạo, cấp dưỡng, tải
thương...
Bằng “thế
trận lòng dân”, nhân dân Tây Bắc đã kịp thời cung cấp, bổ sung cho chiến dịch
hơn 7.310 tấn gạo (chiếm gần 50% lượng gạo sử dụng tại mặt trận), 800 tấn rau
tươi và động viên hơn 31.800 lượt dân công với hàng chục triệu ngày công cùng
914 ngựa thồ... góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Có được kết
quả đó là do quân và dân Tây Bắc cùng chung một lòng, đồng chí hướng, dốc sức
người, sức của cho trận quyết chiến, chiến lược, và đã để lại những bài học về
xây dựng và phát huy thế trận lòng dân.
Nhân dân
Thanh Hóa – một tỉnh xa tiền tuyến Điện Biên Phủ: chiến
dịch Điện Biên Phủ lịch sử đánh dấu sự đóng góp lớn nhất của hậu phương Thanh
Hóa. Nhân dân các dân tộc từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu cũng hừng hực
khí thế “tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả để chiến thắng”. Trong đợt 1, Thanh
Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vượt chỉ tiêu kế hoạch 150%. Trong đợt vận
chuyển lần thứ 2, được hậu phương quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, được
đảng bộ và nhân dân gửi 28.000 lá thư thăm hỏi, động viên..., đây là nguồn động
viên to lớn, thúc đẩy đoàn dân công Thanh Hóa hoàn thành trước thời gian cấp
trên giao 3 ngày. Chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển sang giai đoạn cuối cùng, dân
công Thanh Hóa tiếp tục xung phong ở lại phục vụ đợt 3. Đợt này, trên toàn
tuyến dân công, Thanh Hóa chiếm 80% (120.000 người). Trong đợt 3, Thanh Hóa
được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cung cấp 4.000 tấn gạo, Đảng bộ và nhân dân
trong tỉnh đã quyên góp tới hạt cuối cùng nhưng vẫn còn thiếu. Nhân dân các địa
phương đã sáng kiến gặt những sào lúa đã chín khoảng 50% đem về vò, tuốt, phơi
khô, xay giã để có đủ số lượng đáp ứng yêu cầu chiến dịch...
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
Xe chưa qua,
nhà không tiếc (nếu là ngày nay?)
Nông dân: tay
cày tay súng
Công nhân: Tay
búa tay súng
Thanh niên: Ba
sẵn sàng
Phụ nữ: ba đảm
đang…
Lùi xa hơn nữa về lịch sử Việt Nam cổ trung đại, triều đại phong kiến nào gần dân, quan tâm chăm lo sức dân
thì vững mạnh, tồn tại lâu dài và ngược lại…=> khoan thư sức dân là kế sâu rễ
bền gốc…
Với
Bác Hồ, trong viết và sửa chữa Di chúc viết ngày 13/5/1968, Người sửa đoạn viết
về chăm lo hạnh phúc đối với con người: “Trong bao năm kháng chiến chống thực
dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã
luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người,
vui lòng chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1
năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát long – đây là cách mà Bác Hồ làm công tác dân vận thiết thực
nhất, hiệu quả nhất và ý nghĩa nhất (Chỉnh phủ đã thực hiện năm 1990 - 1991).
Hiện nay, đất nước
ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến nhanh chóng,
phức tạp, khó lường; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Mặt
trái của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ, làm nảy sinh những
mâu thuẫn, bức xúc trong xã hội; tình hình biên giới, biển đảo còn tiềm ẩn nguy
cơ gây mất ổn định; thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh diễn biến
phức tạp. Các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn
giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, những sơ hở, yếu kém trong quản lý, phát triển
kinh tế - xã hội của ta để xuyên tạc, vu khống, chống Đảng, Nhà nước, quân đội,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động, lôi kéo, chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân và nhân dân với Đảng, Nhà nước và quân đội; thực hiện “phi chính trị
hóa” quân đội.
Trong bất kỳ thời điểm nào, dù đấu tranh giải phóng dân tộc hay xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ công tác vận
động quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lực
lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng”. Trong tình hình hiện nay,
công tác dân vận lại càng quan trọng hơn lúc nào hết. Có làm tốt công tác dân
vận mới giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những bức xúc trong nhân dân; lòng
dân mới yên, niềm tin của dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước và đội ngũ công bộc của dân mới được củng cố. Đó cũng là một
trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7, khóa XI về “Tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”,
nhất là trong bối cảnh âm mưu, thủ đoạn DBHB của kẻ thù: Chia rẽ Đảng với nhân
dân, QĐ với nhân dân. Tuyên truyền, kích động và lôi kéo LL quần chúng, tìm
thời cơ gây BLLĐ với mục tiêu cuối cùng nhằm xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp.
Có thực tế không thể phủ nhận là người dân đang mệt mỏi và lung lay lòng
tin trước một số cán bộ thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức, quyền vun vén cho
lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà quên đi nghĩa vụ với nhân dân.
Vụ áp thuế 5,7 tỉ đồng khi làm sổ đỏ của cụ Đàm Thị Linh ở Đức Trọng -
Lâm Đồng (Bạn đọc
Huuphuoc: “Những
kẻ ở biệt thự đi xe xịn của Lâm Đồng đã đẩy cụ bà tới bước đường cùng! nếu
không có sự quan tâm của Trung ương thì có lẽ cụ sẽ uất ức mà không nhắm nổi mắt...Vấn
đề còn lại là Trung ương sẽ xử lý những kẻ này như thế nào? hay lại: Do năng lực,
trình độ và nhận thức yếu kém xin được rút kinh nghiệm...!!!”. )
Cán bộ phường (Ông Lê Hiếu P Văn Miếu –
Đống Đa) vô cảm, gây khó dễ khi gia đình người đã khuất xin cấp giấy chứng tử…
Nữ Đại úy công an Lê Thị Hiền chửi bới nhân viên sân bay TSN vừa qua…
Quan chức tỉnh như Phạm Sĩ Quý xây biệt phủ (làm giàu bằng nuôi lợn và
buôn chổi đót)…
Quuan chức TW như Đinh La Thăng (nguyên UVBCT) Trịnh Xuân Thanh…
Và vì thế, điều Bác nhắc nhở luôn
là thực tế, luôn mang tính thời sự, và đặc biệt đúng trong tình hình hiện nay.
Nó đúng bởi, theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về Một số vấn đề cấp bách
trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, đã có không ít cán bộ, đảng viên xa rời
nhân dân; có hành vi ứng xử không đúng mực với nhân dân, coi thường nhân dân,
thậm chí vi phạm đạo lý, vi phạm pháp luật.
Những bức xúc dần tích tụ trong nhân dân. Và khi người dân không thể
nhẫn nại chịu đựng khi quyền, lợi ích chính đáng của mình bị xâm hại thì nỗi
bức xúc ấy sẽ dễ dàng bùng phát khi bị kích động. Lúc đó, người dân và cả cơ
quan chức năng dễ bị mất kiểm soát, gây bất ổn, gây ra những “điểm nóng”, thậm
chí có nơi phải dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. Việc làm đó rõ ràng không
thể coi là xuất phát từ mục đích chung. Nó chỉ có thể được gọi là cách hành xử
“phi dân vận” của cơ quan quản lý nhằm dùng quyền lực răn đe, xử lý những người
dám phản ứng, dám chống đối. Một khi đã thành “điểm nóng”, đã có những hành vi
vi phạm pháp luật thì công tác vận động nhân dân trở nên vô cùng khó khăn, phức
tạp.
Bởi thế, một yêu cầu căn bản được rút ra trong công tác vận động quần
chúng là không để xảy ra điểm nóng, không để xảy ra và lây lan phản ứng tiêu
cực trong nhân dân. Muốn vậy, người làm công tác dân vận phải xứng đáng là công
bộc của dân; quan tâm đến lợi ích trực tiếp của dân; gần dân, hiểu dân và quan
trọng là phải tin dân. Thực tế đã chứng minh rằng, trong bất kỳ lĩnh vực nào,
vận động người dân tham gia các phong trào hay vận động họ không thực hiện hành
vi trái pháp luật, đều cần những cán bộ thực sự vì dân. Người dân nhìn vào
gương của cán bộ ấy để học theo, làm theo và thể hiện thái độ ứng xử.
Điều đó càng được khẳng định bằng lời
phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7,
khóa XI, “đã đến lúc việc gần dân, lắng nghe dân, trọng dân, học
dân phải được coi là mệnh lệnh của cuộc sống!”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét