NHN
Lợi dụng sự phát triển
của công nghệ thông tin, thời gian qua,
các thế lực thù địch, phản động trong cà ngoài nước triệt để lợi dụng mạng xã
hội để thực hiện mưu đồ hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam. Bằng các chiêu trò lập ra nhiều trang, fanpage,
tài
khoản Facebook, Blog giả mạo, núp dưới những tên gọi chính thống hoặc giả mạo
các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đăng tải những thông tin
xuyên tạc, bịa đặt tình hình chính trị ở Việt Nam; đưa những tin, bài từ
các báo chính thống nhưng lồng ghép thông tin xấu, độc để đánh lừa, kích động
tư tưởng người xem, người đọc nhằm tạo ra làn sóng bình luận tiêu cực dưới các
bài viết chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
Một trong số Blog, Facebook có những
thông tin xấu, độc như “Ba Sàm”, “Dân làm báo”, “Tin tức hàng ngày Online.com”
và các trang Facebook của các đối tượng phản động. Thậm chí, một số đối tượng
còn sử dụng một số website, đặc biệt là website có đuôi (.org) để mạo danh một
số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, mạo danh các cơ quan, tổ chức nhà nước để đăng
thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Mặt khác, một số cá nhân cũng lợi dụng mạng xã
hội đăng tải các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân; xâm phạm lợi
ích của cơ quan, tổ chức; lừa đảo trục lợi bất chính; “dìm hàng”, “đánh hội
đồng”, “kỳ thị cá nhân”, “lăng xê thái quá”... đã và đang gây nhức nhối trong
dư luận xã hội.
Trước các hoạt động vi phạm của các đối
tượng, thời gian qua, một số đối tượng đã bị xử lý về hành vi lợi dụng mạng xã
hội để chống phá như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (chủ Facebook “Mẹ Nấm”), Trần Thị
Nga (chủ Facebook “Tran Thi Nga”),..... với hành vi soạn thảo, đăng tải, chia
sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc, đả kích,
nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kích động chống
đối. Theo quy định của pháp luật hiện nay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có
quyền tự do sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên hành vi lợi dụng mạng xã hội để bôi
nhọ, vu cáo, gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì tùy từng mức độ, có thể bị xử lý hình sự
theo quy định của pháp luật. Người sử dụng mạng xã hội cần hiểu được rằng việc
bản thân mình đăng tải, chia sẻ những thông tin xấu, độc lên mạng xã hội là
hành vi sai trái, vi phạm đạo đức. Những hành vi này nếu gây hậu quả nghiêm
trọng, có đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể phạm vào một trong các
tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi bổ sung
năm 2009) như: Tội vu khống (Điều 122), Tội làm nhục người khác (Điều
121), Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet (Điều 226), Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253).
Trong một số trường hợp nhất định có thể phạm Tội tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88), Tội lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân (Điều 258)...
Do vậy, mỗi chúng ta khi tiếp cận thông
tin trên thế giới mạng, cần có một cái đầu lạnh và sự thông thái, kiểm chứng
những thông tin tiếp cận, nhất là những thông tin nhạy cảm, kích động bạo lực…
không a dua, nghe theo hoặc cổ súy, tham gia bình luận, chia sẻ những thông tin
bịa đặt xuyên tạc, vu khống, vô tình sữ vi phạm pháp luật và tiếp tay cho kẻ
xấu khi tham gia mạng xã hội dẫn đến những hậu quả, hệ lụy khôn lường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét