NHN
Cuộc
chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống
quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 đã đi vào lịch sử 40 năm,
nhưng âm hưởng vẫn còn trong tâm trí của mỗi người, trong nghiên cứu, kể cả
những cựu chiến binh của hai bên đã từng tham chiến.
Đã có nhiều nghiên cứu với những góc
nhìn, đánh giá khác nhau và cũng còn nhiều vướng mắc khó giải thích, cho nên
dẫn đến có những cách hiểu, sự đánh giá thế này hay thế khác. Việc xem xét,
đánh giá một cách chính xác, khoa học cuộc chiến tranh này rất cần thiết để trả
lại công bằng cho lịch sử, để có nhận thức, thái độ đúng, để suy ngẫm trong
hiện tại và tương lai.
Mục tiêu bá quyền nước lớn
Xem xét, đánh giá một cuộc chiến tranh nổ
ra phải thật sự tôn trọng khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể. Lịch sử mấy
nghìn năm, từ buổi đầu dựng nước đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 14 cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam, trong đó có 13 cuộc của các triều đại phong kiến
phương Bắc.
Tưởng rằng, truyền thống xấu xa đó sẽ mất
đi trong thời hiện đại, văn minh và đặc biệt trong điều kiện cả hai dân tộc
cùng được gọi là nước xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng, những nhà lãnh đạo Trung
Quốc thời kỳ đó vẫn ôm mộng bá quyền nước lớn, mặc dù đã giúp đỡ Việt Nam tiến
hành chiến tranh chống thực dân, đế quốc, nhưng bên trong vẫn âm thầm lợi dụng
thực hiện mục tiêu này.
Cách thức ấy không đạt được mục tiêu khi
Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30/4/1975),
đi lên chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc đã nuôi dưỡng, sử dụng Khmer đỏ làm tên lính
xung kích tiến hành chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam Việt Nam. Việt Nam
bắt buộc phải bảo vệ Tổ quốc và quân tình nguyện Việt Nam vì nghĩa vụ quốc tế
cao cả đã giúp bạn giải phóng dân tộc Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Cuộc chiến đã cận kề chiến thắng hoàn
toàn thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể để yên. Cùng với đó, trong nước
(Trung Quốc), lãnh đạo đang phải tranh chấp với các lực lượng đối lập diễn ra
quyết liệt. Không còn con đường nào khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến
hành chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc tháng
2/1979. Qua đó thực hiện "một mũi tên bắn nhiều mục tiêu" trong chiến
lược bá quyền nước lớn của họ. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh này là từ phía
Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh phi nghĩa
Việc xác định chính nghĩa hay phi nghĩa
của một cuộc chiến tranh phải có căn cứ khách quan, khoa học. Căn cứ cơ bản
nhất là ở mục đích chính trị của mỗi bên tham chiến. Mục đích áp đặt chế độ lệ
thuộc, thôn tính một dân tộc có chủ quyền, hợp hiến pháp quốc tế thì thuộc phi
nghĩa và ngược lại là chính nghĩa.
Cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược
tháng 2/1979 nằm trong mục tiêu phục vụ mộng bá quyền nước lớn, bắt Việt Nam
phải lệ thuộc, phụ thuộc… là phi nghĩa. Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc
xâm lược tháng 2/1979 của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa. Bởi, phía Việt Nam
là chống lại sự áp đặt, sự lệ thuộc, phụ thuộc vào Trung Quốc, bảo vệ hòa bình,
độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, đi lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế
thời đại hiện nay.
Với dân tộc Việt Nam, hòa bình, hòa hiếu
với các nước láng giềng; độc lập tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ là truyền thống lâu
đời. Con người Việt Nam căm ghét chiến tranh, không bao giờ đi xâm lược nước
khác. Tuy nhiên, con người Việt Nam cũng không cúi đầu khuất phục trước bất cứ
một thế lực, một đội quân xâm lược nào, mà sẵn sàng tiến hành chiến tranh
"chính nghĩa, tự vệ chính đáng" một cách kiên cường, dũng cảm để bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập chủ quyền dân tộc. Cuộc chiến tranh chống quân
Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 của Việt Nam cũng nằm trong tiến trình logic lịch
sử ấy và là chính nghĩa, chính đáng, phù hợp với xu thế lịch sử.
Một lẽ thông thường là đối với dân tộc
nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng bắt buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh
chống thực dân, đế quốc để có hòa bình đã thể hiện tính chất chính nghĩa một
cách rõ ràng. Việt Nam có hòa bình và không bao lâu thì lại phải tiến hành
chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 càng cho thấy tính
chính nghĩa, mà công luận tiến bộ thế giới đã thừa nhận.
Trước tòa án lương tâm, lương tri của
nhân loại, cuộc chiến tranh do Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 là vô
nhân đạo, phản nhân văn. Một nước lớn, cậy đông dân, tiềm lực kinh tế, quân sự
lớn gấp nhiều lần, tự xưng là một nước xã hội chủ nghĩa mà tiến hành xâm lược
Việt Nam, một nước nhỏ, láng giềng, luôn muốn giữ hòa bình, hòa hiếu thì cả
những con người ít hiểu biết cũng khó chấp nhận.
Quân Trung Quốc tiến đến đâu đều phá
phách tất cả cơ sở hạ tầng; giết biết bao người dân vô tội, để lại sự hoang tàn
ở tất cả các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam là một sự nhẫn tâm vô cùng lớn.
Những nhân chứng, vật chứng, đặc biệt là các quân nhân tham gia chiến tranh của
cả hai bên không thể phai mờ trong tâm tưởng.
Dù có bao biện, che
đậy hay tuyên truyền trên các thông tin đại chúng bằng các cách gọi "dạy
cho Việt Nam một bài học; Việt Nam là tiểu bá…" hay vin vào các nguyên cớ
này, khác thì cũng không thể làm đảo lộn được chân lý thời đại, đổi phi nghĩa
thành chính nghĩa.
Cuộc chiến tranh của Trung Quốc xâm lược
Việt Nam tháng 2/1979 gây tổn thất rất lớn cho cả hai bên. Sự thất bại trong
cuộc chiến tranh này khiến Trung Quốc tụ rút ra bài học cho mình. Đối với Việt
Nam, bài học lớn là luôn cảnh giác trong bất kỳ trường hợp nào. Bài học này còn
có thể cảnh tỉnh đối với các nước trên thế giới, chỉ có con đường hợp tác hòa
bình, vì lợi ích chính đáng của các bên, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của nhau mới là con đường bền vững, lâu dài, phù hợp với mong muốn của
nhân loại tiến bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét