Hiện nay ở Khoa Văn hóa, Ngoại ngữ nói riêng
cũng như các Khoa khác ở Trường Đại học Chính trị nói chung, đội ngũ giảng viên
mới, giảng viên trẻ chiếm tỉ lệ rất cao với tuổi nghề dưới 5 năm công tác. Đây
là đội ngũ giảng viên kế cận, tương lai của Nhà trường với đặc điểm mới tốt
nghiệp các trường đại học trong và ngoài quân đội, đang trong độ tuổi thanh
niên tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình
giảng dạy đội ngũ giảng viên trẻ cũng vấp phải không ít khó khăn: đối tượng
giảng dạy khác với mục tiêu yêu cầu đào tạo ở các trường đại học họ tốt nghiệp,
khả năng, kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm còn hạn chế, việc nắm
bắt, làm chủ công nghệ thông tin, ứng dụng trang thiết bị hiện đại vào giảng
dạy còn lúng túng, chưa hiệu quả, phương pháp dạy học còn đơn điệu, kiến thức
đại học ít nhiều bị rơi rụng…từ thực tiễn kết quả đổi mới phương pháp dạy học ở
Khoa Văn hóa Ngoại ngữ những năm gần đây, chúng tôi xin được trao đổi một số
kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Sự quan tâm,chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chi bộ, lãnh đạo, Chỉ huy Khoa, cán bộ Bộ môn trong công tác
bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trẻ
đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Ngay từ đầu năm học, học kỳ, căn cứ vào lịch dự báo nhiệm vụ giảng dạy, Cấp
ủy, Chi bộ, lãnh đạo chỉ huy Khoa cùng bộ môn rà soát chất lượng giảng viên,
nắm chắc ưu điểm và hạn chế sư phạm của từng đồng chí, lên kế hoạch bồi dưỡng
chi tiết đến từng tuần và triển khai thực hiện nghiêm túc, trọng tâm là:
Củng
cố kiến thức cơ bản: thông qua hướng dẫn hoạt động tự học, tự nghiên
cứu củng cố, mở rộng kiến thức chuyên ngành đảm nhiệm; tăng cường hoạt động
nhóm chuyên môn: sinh hoạt học thuật, trao đổi kinh nghiệm lên lớp, đặc biệt là
yêu cầu của Khoa khi thông qua bài phải giảng thành công bằng bảng đen phấn
trắng rồi mới giảng trình chiếu (điều này buộc các giảng viên trẻ phải thuộc,
hiểu, nắm chắc kiến thức, thành thục nội dung bài giảng mới có thể thoát ly
giáo án, tự tin trong quá trình lên lớp) tránh tư tưởng không cần nắm kỹ nội
dung bài, chỉ cần ấn các Slide trình chiếu là giảng được.
Bồi
dưỡng về phương pháp, kỹ năng sư phạm: dưới nhiều hình thức: tổ chức thông qua bài ở bộ môn, cán bộ Khoa, bộ
môn tăng cường dự giờ, kiểm tra giảng thường xuyên, đột xuất. Các tổ chức đoàn
thể như Hội đồng quân nhân, Chi đoàn thanh niên, Hội phụ nữ Khoa linh hoạt,
sáng tạo lồng ghép hoạt động sư phạm trong các hoạt động trọng tâm của mình: tổ
chức các giờ giảng thi đua, giờ giảng thanh niên, phụ nữ hưởng ứng các đợt thi
đua do Nhà trường, Khoa phát động. Qua đó tạo bầu không khí sư phạm sôi nổi,
thiết thực, hiệu quả. Từ những giờ giảng thông qua bài ở Khoa cho đến những giờ
giảng tốt, giờ giảng rút kinh nghiệm, giờ giảng thi giảng viên giỏi Nhà trường,
Khoa luôn khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho mọi giảng viên đi dự. Qua
đó những ưu điểm của từng đồng chí được ghi nhận, phát huy, đồng thời những hạn
chế bộc lộ sẽ được rút kinh nghiệm khắc phục chung cho đội ngũ giảng viên mới,
giảng viên trẻ từ kỹ thuật viết bảng, tư thế tác phong, khẩu khí, ngôn ngữ đến
xây dựng và giải quyết tình huống sư phạm, dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực
trong từng chủ đề hay học phần, soạn giảng trình chiếu. Một số giờ giảng của
các giảng viên trẻ Triệu Thu Thủy, Đặng Thị Hương Trầm, Nguyễn Thị Thủy, Đặng
Quốc Tuấn được Thủ trưởng Nhà trường, Thủ trưởng Khoa dự có ấn tượng tốt, được
kịp thời động viên, khích lệ, nhân rộng…Bên cạnh đó kết thúc mỗi buổi dự giảng,
Khoa cũng như bộ môn tổ chức đánh giá nghiêm túc, rút kinh nghiệm từng ưu điểm
và hạn chế một cách khách quan, cho các giảng viên được dự giờ. Qua đó nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên của Khoa, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn
luyện của Khoa, Nhà trường.
Thứ hai:Trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học ở Khoa VHNN cần đặc biệt nâng cao chất lượng nội dung giảng
dạy, hết sức chú ý khắc phục lối truyền thụ một chiều, máy móc xơ cứng, đặc
biệt khi giảng dạy cho đối tượng học viên quốc tế; Giải quyết tốt vấn đề thời
gian và nội dung môn học; sử dụng hiệu quả phương tiện trình chiếu.
Chúng
ta biết rằng ngày nay, sự nghiệp đổi mới của đất nước đang diễn ra mạnh mẽ cả
về chiều rộng và chiều sâu, những vấn đề kinh tế, xã hội trở nên sôi động cùng
với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thế giới, việc giảng dạy các
môn học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức đóng cứng trong giáo
trình, tập bài giảng mà cần phải cập nhật thực tiễn, theo sát những chuyển biến
của đất nước và thế giới, kịp thời lựa chọn, bổ sung, cập nhật thông tin vào
bài giảng thông qua Nghị quyết của Đảng, các nguồn tài liệu tham khảo chính
thống qua các kênh thông tin phong phú của thời đại khoa học kỹ thuật, công
nghệ thông tin. Bên cạnh đó, bài giảng rất cần tổng kết kinh nghiệm, đúc rút
quy luật, dự báo cho tương lai, nhất là với các môn khoa học xã hội. Một bài
giảng hấp dẫn, khoa học phải luôn gắn liền với thực tiễn cuộc sống của đất
nước, của dân tộc và của thời đại.
Để nâng cao chất
lượng nội dung dạy học đòi hỏi giảng viên phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao
năng lực chuyên môn, hiểu biết sâu sắc khoa học chuyên ngành, nắm bắt kịp thời
những tri thức khoa học liên ngành để phục vụ công tác giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy học ở Khoa VHNN yêu cầu đặt
ra là phải nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính tư tưởng trong từng
tiết giảng, từng chuyên đề, học phần. Điều này có nghĩa là thông qua những kiến
thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ,ngoại ngữ khơi dậy ở học viên ý
thức tự giáo dục tư tưởng và chuyển biến hành động của họ.
Một vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới
phương pháp ở Khoa VHNN nói riêng, các khoa trong Nhà trường nói chung là mâu
thuẫn cần giải quyết giữa số tiết của các môn học có hạn định với khối lượng
kiến thức các môn học không ngừng tăng lên trong thời đại bùng nổ thông tin. Để
giải quyết tốt mâu thuẫn này, vấn đề quan trọng đối với giảng viên là xác lập
được một kết cấu nội dung chương trình hợp lý, khoa học, hàm chứa được những
nội dung cơ bản của môn học, lựa chọn kiến thức phù hợp để bài giảng theo kịp
hơi thở cuộc sống, tránh giáo điều, lạc hậu thông tin, đồng thời giảng viên cần
tận dụng vai trò của giáo trình, tập bài giảng, tài liệu tham khảo phục vụ học
tập môn học sao cho hiệu quả nhất đảm
bảo tính chọn lọc, cập nhật mà không gây cảm giác “quá tải” đối với học viên.
Thứ
ba: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động
nhận thức của người học.
Theo phương hướng này, giảng viên trong
quá trình lên lớp phải làm sao huy động toàn bộ các chức năng tâm lý, đặc biệt
là khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học viên để thực hiện tốt mục tiêu đào
tạo đề ra.
Bản
chất của việc chuyển sang phương pháp dạy học tích cực, thực hiện tăng đối
thoại trong dạy học chính là “tạo ra mối quan hệ tích cực giữa giảng viên và
học viên trong quá trình dạy học”, và như vậy, đổi mới phương pháp dạy học dựa
trên sự kết hợp tối ưu hoạt động của giảng viên với hoạt động của học viên theo
hướng tích cực. Giảng viên không áp đặt, không làm thay học viên, đến lượt
mình, học viên không thụ động, ỷ lại, chỉ tái hiện lại nội dung bài giảng một
cách đơn thuần. để thực hiện được điều này, khâu giảng bài có một ý nghĩa đặc
biệt quan trọng:
Đẩy
mạnh phương pháp dạy học nêu vấn đề, làm cho mỗi bài giảng trở thành một quá
trình “tìm kiếm mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn”, đồng thời tạo ra sự say mê,
hứng thú, kích thích tính năng động, sáng tạo của người học. như vậy, chất
lượng của bài giảng nêu vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị nội dung của
cả giảng viên và học viên.
Giảng viên tạo ra tình huống có vấn đề một cách hợp lý, sẽ kích thích tư
duy sáng tạo của người học, gây hứng thú học tập cho học viên, học viên cảm
thấy được trực tiếp tham gia vào quá trình tìm kiếm chân lý, tìm kiếm nguồn tri
thức mới…Khi nêu vấn đề, giảng viên cần hướng dẫn cho học viên phương pháp suy
nghĩ, phát triển ở họ khả năng tư duy khoa học năng lực nhận xét, phê phán,
khái quát hoá. Có những vấn đề khoa học đưa ra từ đầu học phần, chuyên đề, có
những câu đưa ra trong quá trình giảng bài hoặc kết thúc bài giảng, có những
vấn đề giảng viên giải đáp ngay, có những vấn đề cho học viên thời gian tìm
tòi, suy nghĩ, thông qua đó tạo ra động cơ học tập cho người học bởi về mặt tâm
lý, bởi con người chỉ tư duy tích cực khi nhận thấy có vấn đề cần tìm hiểu,
nghiên cứu và lức bấy giờ mới có nhu cầu nghiên cứu và học tập.
Về
vấn đề soạn giảng trình chiếu: hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị
phương tiện dạy học đã được cải thiện đáng kể, 100% hội trường được lắp máy
chiếu, hệ thống bài soạn của các giảng viên cơ bản được soạn trình chiếu và sử
dụng trong quá trình lên lớp, tuy nhiên qua thực giảng đã bộc lộ nhiều hạn chế:
một số giảng viên chưa hiểu rõ dạy trình chiếu cần sơ đồ hóa bài giảng, một số
khác bài giảng trình chiếu vẫn nặng về đưa bài giảng World lên màn hình, dùng
màn hình thay cho bảng đen phấn trắng dẫn tới các slide trình chiếu lạm dụng
quá nhiều chữ khi đưa lên màn hình, học viên mải chép thì không nghe giảng
được, không hiểu bài, mà mải nghe giảng thì không ghi chép được nội dung cơ bản
(nhất là với đối tượng học viên quốc tế Lào và Cam pu chia). Để khắc phục vấn
đề này, lãnh đạo chỉ huy Khoa, Hội đồng Khoa học khoa cùng các cán bộ bộ môn đã
rà soát, chỉnh sửa đến từng bài giảng để đảm bảo tính khoa học, hợp lý và đúng
với nghĩa bài giảng trình chiếu, ứng dụng phương tiện, công nghệ hiện đại vào
dạy học. Khắc phục triệt để tình trạng lạm dụng màu mè trong các slide, sử dụng
quá nhiều tranh ảnh gây phân tán sự chú ý của học viên.
Thứ tư: Giảng viên
định hướng đổi mới phương pháp học tập của học viên sao cho ngày càng thống
nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học.
Giảng viên với tư cách là chủ thể của quá trình dạy học, tổ chức, hướng
dẫn học viên chuyển dần từ phương pháp học tập truyền thống: tiếp thu, tái nhận
và tái hiện tri thức, kỹ năng…sang con đường tự tìm tòi, tự khám phá, sáng tạo,
con đường nghiên cứu khoa học.
Học viên đào tạo SQCT cấp phân đội
chưa phát huy được nhiều tính tự chủ và khả năng nghiên cứu khoa học trong quá
trình học tập, điều mà sinh viên các trường đại học ngoài quân đội nhận thức và
tiến hành tốt hơn.
Các
học phần của Khoa VHNN cơ bản được bố trí dạy ở năm thứ nhất và thứ hai, đây
cũng là một khó khăn không nhỏ cho giảng viên khi tổ chức, hướng dẫn học viên
tập dượt, nghiên cứu khoa học. Học viên đào tạo dù có nguồn từ học sinh phổ
thông hay đã trải qua quân ngũ khi vào học năm thứ nhất, thứ hai còn hết sức bỡ
ngỡ với phương pháp dạy học đại học, quá trình học tập còn mang những dấu ấn
phổ thông. Vấn đề đặt ra cho giảng viên là phải làm sao khơi gợi, khích lệ tinh
thần ham học hỏi, tập dượt nghiên cứu khoa học, để nghiên cứu khoa học trở
thành nhu cầu, thành phong trào cho học viên SQCT cấp phân đội.
Trên
thực tế, vấn đề hướng dẫn học viên tập dượt nghiên cứu khoa học ở Khoa VHNN đã được tiến hành từ nhiều năm qua,
đặc biệt là ở bộ môn Lịch sử, Văn học, Cơ sở văn hóa, Tiếng Anh. Tuy nhiên kết
quả đạt được còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế. Để học viên
có thể say mê, hứng thú và nhiệt tình tập dượt nghiên cứu khoa học, cần phải
tạo ra động lực cho họ như tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cả về vật
chất và tinh thần từ các Phòng, Khoa, Ban, Hệ, Tiểu đoàn. Có hình thức động
viên, khen thưởng tương xứng với kết quả nghiên cứu đạt được.
Dù
kết quả nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn nhưng nó đã có tác dụng không nhỏ
trong việc bồi dưỡng, giáo dục cho học viên phương pháp học tập, phương pháp
nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo. Thực hiện tốt định hướng này sẽ giúp học viên
khơi dậy tiềm lực hoạt động nghiên cứu khoa học, có năng lực không ngừng nâng
cao trình độ nhận thức khoa học của bản thân, góp phần giải quyết những vấn đề
khoa học mới mẻ do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Mặt khác, làm cho học viên có
điều kiện thâm nhập thực tiễn xã hội, hoà được vào nhịp sống xã hội và tích cực
đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của xã hội.
Tóm lại: đổi mới phương pháp dạy học ở khoa VHNN thực chất là đổi mới cách thức
hoạt động dạy học của giảng viên và học viên, nó đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo
cao độ của giảng viên trong quá trình lựa chọn phương pháp, đổi mới phương pháp
dạy học để có được phương pháp tối ưu, kết quả đánh giá cuối cùng chính là hiệu
quả tiếp nhận, lĩnh hội tri thức chủ động, sáng tạo, hiệu quả của học viên.
* Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Hữu Nghị, CTV.P Tiểu đoàn 1, Trường Đại học
Chính trị. SĐT: 0915.074275
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét