Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

NHẬN THỨC VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN THỜI CỔ TRUNG ĐẠI



                                                                     NHN

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền đã hình thành ngay từ thời cổ đại, luôn gắn với tư tưởng phát triển dân chủ, loại trừ chuyên quyền, độc tài, vô chính phủ, vô pháp luật, được thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng như Xôcrat, Đêmôcrít, Platôn, Arixtốt, Xixêrôn...

Những quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền nêu trên được tiếp tục phát triển, nhất là trong thời kỳ các cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, độc tài và vô pháp luật ở châu Âu thế kỷ XVII, XVIII, 18. Trong thời kỳ này tư tưởng về nhà nước pháp quyền được phát triển khá phong phú, toàn diện, hình thành hệ thống quan điểm trong các học thuyết chính trị - pháp lý, tiêu biểu là quan điểm của các nhà tư tưởng, lý luận như Jôn Lốc-cơ, Sáclơ Lui Môngtexkiơ, J.J.Rút-xô, - Imanuel Cantơ, Hêghen… , các nhà tư tưởng trong thời kỳ này tuy có những cách tiếp cận khác nhau và còn có những hạn chế về thế giới quan nhưng đều đề cập đến vai trò, vị trí, mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Họ đều cho rằng nhà nước phải tuân theo pháp luật, đặt mình dưới pháp luật; pháp luật phải phản ánh được lợi ích và ý chí chung của nhân dân, bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật mới bảo đảm được tự do, dân chủ và chủ quyền của nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét