Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

MÊ MUỘI!




                         NHN
     Nhân đọc bài “Bà Nguyễn Thị Kim Ngân không đủ tư cách để nói về dân chủ” của tác giả Trúc Giang đăng trên bloger Danlambao ngày 5/3/2017, có thể thấy qua những gì tác giả Trúc Giang viết, những cách diễn đạt hằn học, những ngôn từ xảo trá đổi trắng thay đen mới thấy cái tột cùng của sự đê hèn, sự vô liêm sỉ dường như không còn giới hạn.
Trúc Giang viết: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân không có đủ tư cách để nói về dân chủ của toàn dân, bởi vì bà là một thành viên của đảng độc tài Cộng Sản Việt Nam. Vì Quốc hội của bà là một cơ chế không dân chủ. Vì con đường đưa bà đến chức vụ chủ tịch cũng không dân chủ…”. Vậy xin hỏi tác giả Trúc Giang có hiểu thế nào là dân chủ không? Tác giả có biết đến đời sống dân chủ của đất nước Việt Nam qua mấy ngàn năm lịch sử không?
     Hỏi thế thì xa xôi quá chắc “trình” của tác giả có hạn sẽ không bao biện nổi, vậy xin lấy quãng thời gian trăm năm trở lại đây: thời Pháp thuộc xã hội Việt Nam dân chủ thế nào nhỉ: như là hệ thống giáo dục mà nhà tù nhiều hơn trường học? như là 99% dân số mù chữ? Đàn ông để khẳng định quyền làm người thì “được nộp thuế thân?”, rồi kiểm duyệt báo chí, cấm lập hội, lập đảng có phải là thứ dân chủ đáng được ca ngợi không thưa tác giả Trúc Giang?
     Mỹ thay thế Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam với trò hề dân chủ lập ra cái gọi là chính quyền Ngô Đình Diệm – bù nhìn thứ thiệt phục vụ quan thầy Mỹ, lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam khủng bố cách mạng với tư tưởng giết nhầm còn hơn bỏ sót là đỉnh cao của dân chủ sao? Cộng thêm với tự do nghiện hút, tự do làm gái đứng đường mới hả hê cái dân chủ với tác giả?
     Không hiểu gì về nền dân chủ nhưng lại ngứa mồm nói bà Nguyễn Thị Kim Ngân không đủ tư cách nói về dân chủ, vậy tư cách của tác giả Trúc Giang ở đâu? Tác giả biết gì về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho nhân dân, vì đất nước mà nói chứ!
       Tác giả Trúc Giang giải thích rằng vì sao không đủ tư cách nói về dân chủ: “Vì bà là một thành viên của đảng độc tài Cộng Sản Việt Nam, đang cai trị độc tài toàn diện trên đất nước nầy”. Vậy cũng xin hỏi tác giả đầu thế kỷ XX chúng ta có Duy Tân Hội, có Việt Nam cách mạng đồng minh hội, có Việt Nam Quốc dân đảng của Phan Bội Châu, có Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học…những tổ chức chính trị, những đảng phái ấy có giải quyết được vấn đề lịch sử là giành lại độc lập tự do cho dân tộc không? Hay chỉ có duy nhất Đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó? Nhìn sang Singapore cả một thời gian dài cũng chỉ có một: Đảng hành động vì nhân dân của nguyên cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nhưng đã được nhân dân Singapore tin tưởng đến thế nào, và đưa đất nước Singapore cất cánh để cả thế giới phải thán phục, ngưỡng mộ và học tập chứ! Cái “độc tài” như thế khối quốc gia phương Tây muốn học mà không được đấy.
     Phủ nhận vai trò của lịch sử, Trúc Giang viết: “Thật sự thì đảng CSVN không có một chút xíu nào gọi là vinh quang cả…” vậy thưa tác giả, nước Mỹ thế kỷ XVIII từng là 13 bang thuộc địa của Anh có thấy nhục nhã không? Nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II đã nhanh chóng đầu hàng phát xít Đức thì người dân Pháp có thấy nhục nhã không? Và sau khi giành được độc lập hơn ai hết họ biết thế nào là vinh quang. Từ lầm than nô lệ, Đảng CSVN đưa đất nước tới độc lập, nhân dân có tự do – vinh quang và tự hào lắm chứ - như “Mùa xuân đầu tiên” của cố nhạc sĩ Văn Cao vậy, thật bình dị mà sâu sắc vô cùng:
“Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về 
Mùa bình thường mùa vui nay đã về 
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên 
………………………………….
ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên. 
ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm. 
Từ đây người biết quê người 
Từ đây người biết thương người 
Từ đây người biết yêu người…
………………………………….” 
      Không phải ngẫu nhiên mà có được những ca từ ấy thưa tác giả Trúc Giang, nghệ thuật luôn bắt nguồn từ cuộc sống, càng đọc kỹ bài viết của tác giả thì càng thấy rõ sự ấu trí, áp đặt, thiếu hiểu biết, hằn học và vô học!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét