NHN
Bàn về Chủ nghĩa xã hội CNXH, sự sụp đổ
của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu cũng như nguyên nhân của nó thì cho đến nay đã có
không biết bao nhiêu bài viết của các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu của
cả tư tưởng vô sản và tư sản cũng như trung lập.
Có nhiều cách tiếp cận, lập
luận và lý giải khác nhau về mô hình, con đường, nguyên nhân sụp đổ của CNXH.
Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận lý tưởng chủ nghĩa xã hội mà đỉnh cao là Chủ
nghĩa cộng sản (CNCS) – một xã hội mà cả loài người tiến bộ trên hành tinh này
mơ ước, ở đó không còn áp bức bất công, không còn tồn tại sự bất bình đẳng dưới
bất kỳ hình thức nào, một xã hội với nền văn minh vượt trội: làm theo năng lực,
hưởng theo nhu cầu. Đương nhiên để đến được xã hội ấy, xây dựng nó thành công
thì không hề đơn giản với những khó khăn, thách thức, trở ngại,…đặc biệt là sự
chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch – chúng bôi nhọ, phủ nhận và
xuyên tạc CNXH, CNCS.
Gần đây, ngày 12/12/2017 cây bút với
biệt danh Mõ làng với bài viết “Giải pháp cho Việt Nam” đăng trên
blogger Danlambao, trong bài viết này Y nói rằng “Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc… chỉ cần khoảng 20 năm để trở thành dân
giầu nước mạnh (bằng chứng là dân Việt đổ xô sang làm đầy tớ và bằng mọi cách
để ở lại vì… không ai chờ được cái mà không ai biết nó là cái gì và khi nào thì
có…). Vậy xin hỏi lại “Ngài” Mõ làng
rằng trên thế giới này có tới ngót 200 quốc gia, có quốc gia nào lại không
muốn giàu mạnh, văn minh không? Nhưng cho đến nay đã có bao nhiêu quốc gia đã
có thể bước vào thế giới các nước phát triển? Nhìn lại khối G7, nhiều quốc gia
trong số ấy trở lên phồn vinh thịnh vượng thông qua con đường xâm lược, nô dịch
và bóc lột các quốc gia, dân tộc khác hàng trăm năm đến vài trăm năm. Suốt từ
thế kỷ XV đến thế kỷ XIX là quá trình các quốc gia Á, Phi, Mỹ La tinh trở thành
thuộc địa lầm than, nô lệ, họ bị bóc lột sức lao động tàn tệ, bị khai thác vô
vàn tài nguyên khoáng sản, bị chìm đắm trong chính sách ngu dân của các “mẫu
quốc”, và khi giành được độc lập, họ lựa chọn con đường đi lên xã hội hiện đại
phù hợp với thực tiễn, đặc điểm, nhu cầu và nguyện vọng của mình thì có gì là
vô lý?
Xuất phát điểm của chúng tôi, những nước
thuộc “thế giới thứ 3”, sau khi giành được độc lập vào giữa thế kỷ XX, đi lên
xã hội hiện đại từ xuất phát điểm là con số 0 bởi tàn dư của chế độ thực dân,
đế quốc, ấy là chưa kể đất nước phải tiếp tục cuộc kháng chiến trường chinh để
bảo vệ độc lập dân tộc. Đất nước thống nhất, hòa bình chúng tôi lại tiếp tục
xây dựng đất nước trong vòng vây kiềm tỏa, cấm vận của các thế lực thù địch.
Vậy mà từ giấc mơ cơm no, áo ấm ngày nào, giờ đây bộ mặt kinh tế - xã hội đất
nước hoàn toàn thay đổi với màu sắc của sự phồn vinh và lạc quan trên khắp đất
nước – đó là kỳ tích của dân tộc.
Chúng tôi chọn con đường đi lên CNXH –
một xã hội văn minh, hiện đại, một xã hội đỉnh cao của mọi xã hội chính là dựa
trên nguyện vọng của toàn dân tộc dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam –
lực lượng tiền phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam do
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và dẫn dắt.
Chúng tôi biết rõ con đường mình chọn,
biết rõ những khó khăn thách thức, con đường đi tới CNXH có thể còn lâu dài,
còn biết bao chông gai, thử thách nhưng nhất định sẽ thành công như nhân loại
đã và đang mơ ước!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét