Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Thư ngỏ gửi bạn Trần Thị Lam, tác giả bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”

                                                                        NHN
        Xin phép được gọi tác giả Trần Thị Lam là bạn vì chúng ta cùng năm sinh, có thể cùng học sư phạm và hiện tại cùng là nhà giáo, với tầm tuổi của chúng ta thì chắc đều đã có trên dưới 20 năm đứng trên bục giảng, và vì thế vốn sống, kinh nghiệm, bản lĩnh, nhận thức về cuộc sống, xã hội không thể nói là còn non nớt được. Bạn lại là cô giáo dạy văn ở một  trường chuyên, môi trường làm việc lý tưởng mà bao người mơ ước!

       Tôi hơi dông dài một chút bởi chúng ta cùng thế hệ nên tôi đã tưởng trong suy nghĩ, trong nhận thức về quê hương, đất nước, lịch sử dân tộc chúng ta sẽ có những điểm chung nhất định nhưng hóa ra không phải.
       Tôi đã bất ngờ, thực sự rất bất ngờ khi đọc bài thơ  “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của bạn. Ban đầu mới đọc tiêu đề và tên tác giả, tôi cứ nghĩ mình đọc nhầm tên bài thơ, đáng nhẽ phải là   “Đất nước mình đẹp quá phải không anh?” của một cô giáo dạy văn với những cảm xúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước, nhưng tôi đã “bé cái nhầm”, nhầm hoàn toàn khi đọc ngay khổ thơ đầu tiên:
“Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...”
        Bạn là dân văn, chắc chắn bạn đã học Văn học sử, qua đó bạn biết về truyền thống mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, đáng nhẽ phải tự hào lắm chứ hả bạn? một nước Việt Nam đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế nhỏ bé lại thường xuyên phải đứng lên chống ngoại xâm kiên cường, cả ngàn năm Bắc thuộc đã chứng minh dân tộc ta nhỏ nhưng không yếu, nghèo nhưng không hèn, và cả ngàn năm Bắc thuộc ấy ta vẫn là ta, chống Hán hóa thành công: người Việt học đạo Nho mà theo đạo Phật, học tiếng Hán mà nói tiếng Việt, như vậy là “ngộ” quá hả bạn?
      Một đất nước kiên quyết đứng lên chống lại các thế lực bạo tàn có “ngộ” không hả bạn? từ Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho tới thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều không thể khuất phục được ý chí độc lập tự do của dân tộc Việt, vậy chúng ta “không lớn” và “không biết kêu đòi” khi bị áp bức bất công sao? Thế kỷ XXI Biển Đông dậy sóng bởi thế lực bành trướng bá quyền, tư tưởng cá lớn nuốt cá bé, lấy thịt đè người và cả đất nước đã đồng lòng giữ biển, giữ đảo ra sao chắc qua phương tiện thông tin đại chúng bạn đã biết, nhưng là cô giáo dạy văn mà bạn vô cảm đến thế ư?
        Bạn và tôi sinh ra khi nước nhà chưa thống nhất, chúng ta là gạch nối giữa chiến tranh va hòa bình và chúng ta hiểu những mất mát, hy sinh khi hầu như trong mỗi làng quê, mỗi khu phố đều có các thế hệ cha anh là liệt sĩ. Chúng ta xây tượng đài lịch sử, chúng ta tổ chức kỷ niệm các chiến thắng oanh liệt của dân tộc là vì chúng ta muốn chiến tranh lắm hay sao hả bạn? là bởi vì chúng ta không quên xương máu của các bậc cha anh đã đổ bạn à, và chúng ta luôn cảnh giác, và cũng là cảnh báo kẻ thù chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ độc lập, tự do bằng bất cứ giá nào chứ không phải chúng ta thích xây tượng đài đâu bạn!
       Tuổi thơ của chúng ta cũng trải qua nhiều gian khó, chúng ta được cảm nhận không khí đất nước thời bao cấp và bạn có biết rằng Nhà nước đã phải cố gắng đến thế nào khi lo lắng cho toàn dân từ tấm cơm đến manh áo không? Khi ấy đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh kéo dài 3 thập kỷ. Và cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ trước cả tôi và bạn đều là sinh viên, Nhà nước đã lo cho chúng ta như thế nào bạn còn nhớ chứ? Chúng ta được bao cấp tiền điện, tiền ở ký túc xá, chúng ta có học bổng và được mượn giáo trình miễn phí, thử hỏi nếu tôi và bạn nếu không nhận được những ưu đãi ấy thì bố mẹ chúng ta là nông dân, công nhân có thể nuôi chúng ta ăn học không nếu không có Nhà nước? và dẫu bữa cơm sinh viên của chúng ta còn vô cùng đạm bạc thì thế hệ chúng ta ai cũng lạc quan tin ở tương lai và tràn đầy sức trẻ với tâm nguyện khi ra trường sẽ đến bất cứ đâu tổ quốc cần,bạn đã quên hết rồi sao? Bài thơ của bạn chẳng khác nào bán lương tâm cho quỷ dữ, tấm hộ chiếu đến với “cộng đồng” những kẻ vong ân bội nghĩa, cõng rắn cắn gà nhà, phủ nhận lịch sử, truyền thống dân tộc. Điều đáng buồn hơn nữa bạn lại là cô giáo, người đi gieo những hạt giống tâm hồn, những hạt giống độc sẽ làm hỏng biết bao tâm hồn ngây thơ – thế hệ tương lai của đất nước.
       Được biết tới đây bạn sẽ được trao giải thưởng “Minh triết” của một tổ chức phản động, không biết khi nhận giải thưởng ấy bạn có “tự hào” lắm không? Và người thân của bạn có dám ngẩng mặt lên mà khoe với đời không? Hãy nói gì đó, làm gì đó để thức tỉnh lương tâm trước khi quá muộn bạn à! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét