NHN
Đọc bài viết của Trần Văn Chánh không khó
để nhận thấy đây là một tay bút có nghề, biết dẫn dụ, đưa đẩy, và lồng ghép
nhập nhằng câu chữ ẩn chứa động cơ bên trong cho dù giọng văn thì nghe tưởng
như là tưng tửng khách quan.
Ví dụ tác giả dẫn chứng đoạn hội thoại
giữa nhân vật Lữ Phương với cố Thủ tướng Vũ Văn Kiệt khi bàn về Chủ nghĩa Mác.
Một câu nói của Lữ Phương mang đầy tính chợ búa, con buôn hay ngôn ngữ của
những kẻ vô học: “Tôi nói các cha nội đó chẳng biết Mác là con mẹ gì
hết!Không tưởng tượng được!” và ở
tình huống đó cố Thủ tướng cười phá lên, chỉ vậy thôi nhưng Trần Văn Chánh cố
nèo cái ngụ ý võ đoán: Nghe kể xong đoạn trên đây, người đọc thật
khó đoán ra một cách chắc chắn nhà lãnh đạo cách mạng nổi tiếng và tâm huyết
thuộc thế hệ thứ hai Võ Văn Kiệt đã thật sự nghĩ gì về chủ nghĩa Mác-Lênin và
đã vận dụng nó như thế nào trong quá trình lãnh đạo cách mạng cả thời chiến lẫn
thời bình, nhưng qua câu chuyện cũng thấy được dường như ông đã có phần rất lớn
đồng tình, chia sẻ với tác giả Lữ Phương….với cách suy luận ấy bất kể ai
cũng có thể có nhiều cách hiểu từ góc độ chủ quan: cố Thủ tướng cười vì không
chấp kẻ nhận thức kém, hoặc cười vì Ông nghĩ rằng sao kẻ chữ nghĩa lại có thể
dùng ngôn từ chợ búa như thế, hoặc Ông nghĩ rằng Lữ Phương cho dù có nghiên cứu
Chủ nghĩa Mác 10 năm thì cũng biết gì mà nói – bởi động cơ nghiên cứu của Lữ
Phương chỉ là xoi mói, bới lông tìm vết chứ đâu phải động cơ tốt đẹp gì.
Hơn nữa, thưa tác giả Trần Văn Chánh,
Chủ nghĩa Mác – Lê nin đâu phải mới xuất hiện vài thập kỷ, học thuyết ấy đã tồn
tại gần 2 thế kỷ rồi, đã được kiểm chứng bằng thực tiễn, đã biến ước mơ của bao
người dân lao động trở thành hiện thực trên trái đất này, và dù giờ đây Chủ
nghĩa Mác – lê nin về CNXH có đang khủng hoảng thì ai cũng biết rằng đó là sự
khủng hoảng của các mô hình, các con đường xây dựng CNXH chứ lý tưởng về CNXH
với những giá trị nhân văn cao cả vẫn đang là điều loài người đang vươn tới.
Còn việc bộ môn chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn đang tiếp tục được giảng dạy rộng rãi
tại tất cả các trường đại học, cao đẳng, các lý luận chính trị dành cho cán bộ
các ngành…là chuyện hết sức bình thường, việc nghiên cứu về Chủ nghĩa Mác – lê
nin hiện nay đâu chỉ có ở Việt Nam chứ, Mỹ, Pháp, Ca na đa hay nhiều nước tư
bản khác đều nghiên cứu rất sâu về môn học này kia mà. Việc sinh viên học tập
môn đó tôi, bạn tôi và nhiều thế hệ sinh viên trước tôi và sau tôi đều học như
là khám phá tri thức nhân loại, nhận thức, lý giải về cuộc sống, về tự nhiên,
về xã hội chứ có gì đáng sợ đâu.
Ông lại còn dẫn chứng: “Thậm
chí, học sinh-sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải
lương, múa, xiếc… cũng phải học…”, vậy thưa ông những người có năng khiếu
các môn khoa học tự nhiên không được phép tìm hiểu, tiếp cận các môn khoa học
xã hội sao? Và ngược lại?
Với trình độ của Ông, chắc Ông cũng biết rõ
Việt Nam hay nhiều nước khác nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lê nin không có nghĩa
là vận dụng dập khuôn, máy móc, bê nguyên xi vào thực tiễn. Tôi lấy ví dụ thế
này: theo lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin thì sau khi cách mạng ở chính quốc thành
công thì mới tiến hành cách mạng ở thuộc địa, nhưng thực tiễn có phải vậy
không? Và biết bao ví dụ thực tiễn khác…chắc không nói ông cũng biết!
Trong bài viết của mình, cũng có những phần
ông nhìn nhận về Chủ nghĩa Mác – Lê nin khá khách quan: “Bởi chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó một bộ phận quan trọng là triết học
Mác với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trước sau
vẫn là một hệ thống triết lý có ý nghĩa, vai trò cũng như ảnh hưởng rất to lớn
trong toàn bộ lịch sử triết học nhân loại và đã góp phần soi sáng nhận thức cho
toàn thể loài người về mọi hiện tượng diễn ra trong sự vận động của cả giới tự
nhiên lẫn xã hội. Đấu tranh giai cấp, dù người ta có chấp nhận hay không, thì
nó vẫn diễn ra; cũng như chủ nghĩa cộng sản, dù người ta có thích hay không,
thì chủ nghĩa cộng sản (hay tư tưởng cộng sản, phân biệt với chế độ cộng sản
thực tế) vẫn là một thực thể đã tồn tại khách quan trong lịch sử, và nói như
một nhà nghiên cứu nọ về chủ nghĩa Mác, ngày nay người ta không thể suy nghĩ
như thể chưa bao giờ có những người cộng sản tồn tại trên thế giới này. Vì thế,
nếu chịu nghiên cứu sâu chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt riêng về triết học
Mác-Ăngghen, bằng tinh thần khách quan khoa học, thì bên trong hẳn còn lắm điều
hay”.
Thực tiễn là chân lý, Chủ nghĩa xã hội
đang khủng hoảng nhưng tương lai của Chủ nghĩa xã hội vẫn là điều nhân loại
đang hướng tới, lý luận về Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã, sẽ và vẫn được hiện thực
hóa thưa ông Trần Văn Chánh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét