NHN
Sau khi chiến tranh thế
giới thứ II kết thúc, những rạn nứt chính trị trong quan hệ Xô - Mĩ ngày càng
lớn, đặc biệt là trong vấn đề Đông Âu. Với ảnh hưởng và sự giúp đỡ của Liên Xô,
hàng loạt nước Đông Âu đã thực hiện những cải cách tiến bộ và trở thành những
nước dân chủ nhân dân. Trong khi đó, Mĩ tìm mọi cách để ngăn cản quá trình cách
mạng ở Đông Âu, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và thực hiện mưu
đồ bá chủ thế giới.
Sau khi Tổng thống Rudơven qua đời (4 - 1945), H. Truman
lên làm Tổng thống và bắt đầu thực hiện chính sách cứng rắn với Liên Xô. Tháng
3 - 1947, Truman đọc bài diễn văn trước Quốc hội, thực chất là công bố chính
sách đối ngoại mới, được gọi là Học thuyết Truman, nhằm ngăn chặn sự bành
trướng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Truman yêu cầu Quốc hội viện trợ khẩn
cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để chống lại “sự đe doạ” của Liên Xô, thiết lập sự
thống trị của Mĩ ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, một khu vực có tầm chiến lược
quan trọng ngay sát Liên Xô. Với học thuyết Truman, Mĩ công khai từ bỏ hợp tác
với Liên Xô trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã từng diễn ra trong
Chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ được kéo dài từ
năm 1947 đến năm 1989 thì kết thúc trước những thay đổi của tình hình quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét