NHN
Lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam thời trung đại cho thấy, các triều đại sau khi thống nhất được lãnh thổ, hoặc đang cai trị đất nước thường có những chủ trương, chính sách chiến lược về chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, xã hội nhằm tạo sự ổn định, phát triển đất nước một cách an ninh, bền vững. Một trong những chính sách hết sức tích cực, sáng tạo, phát huy hiệu quả to lớn và lâu dài là chính sách "Ngụ binh ư nông" tức "gửi binh vào nông" hay "gửi quân lính về đồng ruộng".
Lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam thời trung đại cho thấy, các triều đại sau khi thống nhất được lãnh thổ, hoặc đang cai trị đất nước thường có những chủ trương, chính sách chiến lược về chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, xã hội nhằm tạo sự ổn định, phát triển đất nước một cách an ninh, bền vững. Một trong những chính sách hết sức tích cực, sáng tạo, phát huy hiệu quả to lớn và lâu dài là chính sách "Ngụ binh ư nông" tức "gửi binh vào nông" hay "gửi quân lính về đồng ruộng".
Theo nhà sử học Phan Huy Chú trong sách
Lịch triều hiến chương loại chí (tập II) thì: "Vào năm 1128 đời Lý Thần
Tông, nhà vua "cho sáu quân thay phiên nhau về làm ruộng theo chế độ
xưa", ngoài quân cấm vệ "lại có chín quân như sương quân: để sai khiến
làm mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà
cày cấy hoặc làm công nghệ, tự cấp lấy chứ không được cấp lương. Khi có chiến
tranh thì cho gọi ra lệ thuộc vào các tướng. Nếu số quân này không đủ thì chiểu
sổ dân ra tòng ngũ. Xong việc lại cho về làm ruộng". Có thể nhận thấy
“Ngụ binh ư nông” chính là sự kết hợp hài hòa giữa quân sự và kinh tế, có thể
xoay chuyển nhanh chóng tình thế từ thời bình sang thời chiến khi cần thiết, vừa
tăng cường sức lao động cho nền kinh tế, vừa giảm gánh nặng chi phí quốc phòng
cho đất nước. Nhờ chính sách này, các triều đại phong kiến đời Lý –Trần – Lê sơ
luôn có được một lực lượng quân sự hùng mạnh, đông đảo mà sản xuất nông nghiệp
vẫn ổn định. Như vào thời Lý có số quân huy động chống nhà Tống khoảng 10 vạn,
thời Trần lúc kháng chiến chống Nguyên-Mông có hơn 20 vạn, đến thời Lê sơ
khi có chiến tranh có thể huy động từ 25 đến 30 vạn quân.
Có
thể nhận thấy, “Ngụ binh ư nông” là sự kết hợp được giữa chính sách xem binh là
việc lớn của nước, với chính sách trọng kinh tế - trọng nông, kinh tế chủ đạo
thời phong kiến. Đường lối ấy, tổ chức ấy xuất phát từ một nền văn minh nông
nghiệp, từ thực tiễn của một dân tộc với nền tảng kinh tế nông nghiệp trồng lúa.
“Dĩ nông vi bản”, “ngụ binh ư nông” bảo đảm thế quân bình giữa kinh tế và quốc
phòng, giữa lực lượng sản xuất và lực lượng chiến đấu, bảo đảm mối quan hệ hỗ
tương giữa tiền phương và hậu phương trong chiến tranh giữ nước, bảo đảm sự
hiện diện của một quân đội thường trực tinh thông võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu,
kết hợp với một lực lượng hùng hậu quân hậu bị đông đảo, dễ dàng huy động. “Ngụ
binh ư nông” đã phát huy tác dụng tích cực, trên suốt chặng đường hàng ngàn năm
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Phát huy các giá trị nghệ thuật quân sự
đặc sắc của cha ông “Cử quốc nghênh địch”, “Tận dân vi binh”, “Ngụ binh ư nông”, sau
khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc
thắng lợi, nước nhà thống nhất, Bộ Chính
trị, Quân ủy Trung ương đã quyết định kế hoạch xây dựng đất nước, huy động một
số lực lượng, đơn vị bộ đội tham gia phát triển kinh tế. Ví dụ như Bộ đội Trường
Sơn, tất cả các đơn vị của Bộ đội Trường Sơn khi kết thúc nhiệm vụ kháng chiến
chống Mỹ đều chuyển sang làm kinh tế. Những người lính từ chiến trường chuyển
sang lao động trên đồng ruộng, hầm mỏ, làm đường, làm cầu, khai hoang, cùng
nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh... Bộ đội là lực lượng tập trung, có kỷ cương,
kỷ luật đã cùng với nhân dân cần cù, hăng say lao động để bước vào mặt trận
mới, xây dựng đất nước sau chiến tranh, với tinh thần, khí thế, quyết tâm mạnh
mẽ, sắt đá. Chính điều đó đã giúp hậu quả chiến tranh được khắc phục nhanh
chóng. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dựa trên nền tảng là
mối đoàn kết quân-dân, khi chuyển sang giai đoạn khôi phục, xây dựng đất nước
cũng là dựa trên cơ sở đó.
Quân
đội làm kinh tế chính là biểu hiện của kết hợp sức mạnh quân-dân, là tiếp nối
thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân. Quân đội kết hợp với nhân dân, quân
với dân một lòng thì sức mạnh được nhân lên gấp bội. Nhiều năm qua, có
khá nhiều nông, lâm trường ở vùng biên giới, vùng xa, vùng hải đảo – các đặc
khu kinh tế, quốc phòng được quân đội khai phá, sản xuất và quản lý. Các đơn vị
này ngoài việc thường xuyên được huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc,
họ còn giúp dân xây dựng nông thôn mới, cụ thể như các đơn vị Bộ đội biên phòng
ở các vùng xa, biên giới, hải đảo. Không ít các chiến sĩ, bộ đội đã trở thành
"thầy giáo" dạy chữ, "kỹ sư" nông nghiệp, "bác
sĩ" điều trị cho nhân dân ở những địa bàn nông thôn còn rất khó khăn.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa
học công nghệ 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới, các tổng công ty, các tập
đoàn và các doanh nghiệp quân đội đã và đang chủ
động đón bắt nhiệm vụ, thể hiện vai trò quan trọng của mình, khi vừa phát triển
sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội, đầu tư rất lớn, tạo điều
kiện để vùng sâu, vùng xa phát triển; không chỉ dừng lại ở đó, đã có những tập
đoàn kinh tế của quân đội vươn ra nước ngoài, vươn ra biển lớn kinh doanh hiệu
quả mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, đồng thời đáp ứng tốt yêu cầu
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Chính sự ổn định và lớn mạnh của
các doanh nghiệp quân đội tham gia hoạt động kinh tế ở các lĩnh vực như: Bưu
chính-Viễn thông (Viettel); bay dịch vụ (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam); dịch
vụ ngân hàng (MB); dịch vụ cảng biển (Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn)... đã góp
phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Dù rằng còn nhiều gian khó, thách thức
và còn có những doanh nghiệp quốc phòng hoạt động hiệu quả chưa cao, tuy nhiên
không thể phủ nhận vai trò to lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp quân đội trong
tham gia phát triển kinh tế đất nước. Làm tốt chính sách “Ngụ binh ư nông” thời
hiện đại chính là góp phần thực hiện tư tưởng “Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền
gốc” của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn khi gửi gắm kế sách giữ nước cho đời sau. Và vì vậy,
đến nay, tư tưởng “Ngụ binh ư nông” vẫn còn nguyên giá trị và cần được vận
dụng linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả trong tình hình mới của đất nước - "Ngụ binh ư nông" thời cách mạng 4.0!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét