NHN
Mỗi năm, trên thế giới xuất hiện hàng chục,
thậm chí hàng trăm hiện tượng tôn giáo mới với những tên gọi hết sức kỳ quặc
như Đạo trứng vịt, Đạo chân đất, Cơ Đốc Phục Lâm, Nhân chứng Jehovah, Đạo Hà
Mòn, Đạo Cô Non…nguồn gốc những hiện tượng tôn giáo này đều ít nhiều có sự vay
mượn, mang hơi hướng của Đạo Phật hay Đạo Thiên chúa…hay một tôn giáo bản địa nào
đó.
Ngay trong đạo phật, khoảng 2 thập kỷ gần
đây có xu hướng tự phát thành lập các Đạo tràng để tu hành (nhất là ở Bắc Bộ và
Nam Bộ). Điều đáng nói là rất nhiều các đạo tràng tự phát ấy được thành lập
không phải bởi các nhà tu hành đúng nghĩa, hoặc những tín đồ có hiểu biết về phật
pháp giáo lý, hơn thế nữa, nhiều Đạo tràng trong quá trình hoạt động đã rời xa
tôn chỉ mục đích tu hành, tụ tập gây rối, mất anh ninh trật tự, thậm chí chống
người thi hành công vụ như kiểu đạo tràng Út Trung ở An Giang thời gian qua.
Vậy Đạo tràng là gi?
Theo
Phật Quang Đại Từ Điển, quyển 2, trang 1646, Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài
Bắc xuất bản thì từ đạo tràng có các nghĩa như sau:
1. Đạo
tràng, tiếng Phạm là Bodhi-manda. Cũng gọi Bồ đề đạo tràng, Bồ đề tràng.
Nơi Đức Phật thành đạo dưới gốc cây Bồ đề ở Bồ đề già da thuộc Trung Ấn Độ.
2. Đạo tràng là nơi tu hành Phật đạo. Bất
luận có nhà cửa hay không, phàm chỗ nào dùng để tu hành Phật đạo đều được gọi
là Đạo tràng.
Phẩm Như Lai thần lực trong kinh Pháp Hoa
quyển 6 (Đại 9, 52 thượng), nói: "Nơi
đất nước đang ở. nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói, viết chép, như lời dạy
tu hành, nơi trong vườn, trong rừng, dưới gốc cây, nơi tăng phường, nhà bạch y,
điện đường, trong núi hang, đồng trống v.v... nếu có quyển kinh thì nên xây
tháp cúng dường. Vì sao? Vì chỗ ấy tức là Đạo tràng."
3. Đạo tràng chỉ cho sự phát tâm và tu
hành thành tựu Bồ đề.
Phẩm Bồ tát
trong kinh Duy Ma quyển thượng nói: "Trực
tâm là đạo tràng, thâm tâm là đạo tràng, Bồ đề tâm là đạo tràng, bố thí là đạo
tràng, tam minh là đạo tràng, trong khoảng một niệm biết tất cả các pháp là đạo
tràng."
4. Trong Mật giáo, khi tu diệu hạnh Du
già, trước hết phải kết giới trong một khu vực nào đó, kế đến kiến lập đạo
tràng bản tôn để tu Đạo tràng quán. Mục đích là quán tướng thân Phật ở các thế
giới khác chính là Bản tôn; hoặc quán tâm minh và Bản tôn dung hợp làm một.
5. Đạo tràng là tên gọi của chùa, viện.
Vua Dượng đế nhà Tùy từng ban lệnh đổi tên chùa là Đạo tràng. Ngoài ra, nơi làm
các việc Phật trong cung vua gọi là Nội đạo tràng, hoặc gọi là Nội tự. Tông Lâm
Tế chuyên gọi nơi dành cho các vị tăng Vân thủy (du phương, hành cước) tu hành
là đạo tràng. Ngài An Nhiên của tông Thiên Thai Nhật Bản gọi chỗ thọ giới là đạo
tràng.
6. Đạo tràng chỉ cho các pháp hội, như:
Từ bi đạo tràng, Thủy lục đạo tràng.
7. Đạo tràng, cũng gọi là Đạo Trưởng, vị
tăng ở đời Bắc Ngụy không rõ quê quán.
Như vậy ta nhận thấy:
- Từ đạo tràng là một thuật ngữ Phật
giáo, tiếng Hán là 道 場.
- Với nghĩa thứ nhất, chỉ một nơi duy
nhất được gọi là đạo tràng. Đó là Bodh Gaya hay Bodhgaya, tiếng Việt là Bồ Đề
Đạo Tràng, thuộc quận Gaya, tiểu bang Bihar, Ấn Độ.
- Trong bảy nghĩa của từ đạo tràng thì
có đến ba nghĩa (nghĩa 2, 4, và 5) được hiểu là một danh từ chung chỉ cho nơi,
chốn tu học/ tu hành của tăng, ni và phật tử. Với cách hiểu này thì mỗi một tự
viện là một đạo tràng. Ở Việt Nam hiện nay đã có trên 14 ngàn tự viện, tức đã
có trên 14 ngàn đạo tràng.
-
Với nghĩa thứ 3, đạo tràng vốn có trong tự tâm mỗi người. Khi tâm thanh tịnh,
hướng thiện, đó là đạo tràng. Khi tâm bất thiện, ô nhiễm, đạo tràng không xuất
hiện.
- Cũng trong bảy nghĩa của từ đạo tràng,
không nghĩa nào của từ này có nghĩa là một nhóm, một hội, một hiệp hội, một
đoàn thể hay một tổ chức. Và cũng có không nghĩa nào có khái niệm tương đương
với danh từ 'association' của tiếng Anh, mà theo The Oxford Reference
Dictionary định nghĩa: 1/ a body of persons organised for a common purpose (một
nhóm người/ một đoàn thể người được thành lập vì mục đích chung); 2/ a mental
connection of ideas (sự liên kết tinh thần giữa các ý niệm/ ý tưởng/).
- Nghĩa thứ 6 của từ đạo tràng là chỉ
cho các pháp hội. Theo Phật Quang Đại Từ Điển, quyển 4, trang 4102, pháp hội (法 會), cũng gọi là Pháp sự, Phật
sự, Trai hội, Pháp yếu, chỉ cho các pháp hội được cử hành vào những ngày lễ của
Phật giáo. Vào những ngày lễ này, chư tăng và tín đồ tập trung về ở một nơi
nhất định, trang nghiêm đạo tràng, tụng niệm lễ bái, thiết trai cúng dường, thí
thực, giảng kinh, thuyết pháp, tán thán công đức của Phật và Bồ-tát... Với
nghĩa này thì dường như tự viện nào cũng có đạo tràng được lập nên rồi kết thúc
ngay sau khi phật sự đó viên mãn.
Trở lại vấn đề ban đầu: ở
nước ta hiện nay, có nhiều đạo tràng tự phát được thành lập. Đạo tràng có khi
quy tụ một nhóm người gồm từ 3 đến 5 thành viên, có đạo tràng quy tụ được hàng
chục, thậm chí có thể lên đến con số hàng trăm người tham gia, hưởng ứng.
Hình thức và mục đích thành lập đạo
tràng cũng rất đa dạng. Có đạo tràng chuyên đi làm từ thiện, có đạo tràng niệm
Phật, có đạo tràng để tham gia khóa thiền, đạo tràng chuyên đi làm phóng sinh;
có cả đạo tràng trên các trang mạng xã hội với các tiêu chí khác nhau...
Điều đáng nói là nếu các đạo tràng đó
được sự dẫn dắt của một vị tăng, ni; hay nam nữ cư sĩ, phật tử thuần thành thì
rất tốt. Vì đều là những mục đích tốt đẹp của đạo Phật là làm việc thiện,
truyền bá chánh Pháp...Nhưng để không đi sai hướng, các đạo tràng cần phải có
người hướng dẫn, cần phải có địa điểm sinh hoạt chính thức bởi Đạo tràng là nơi những người có cùng một ý hướng tu tập
gặp gỡ nhau đều đặn để cúng lễ và thuyết trình giáo lý, Đạo tràng có thể tại tu
viện, chùa, hay đơn giản tại gia. Nhưng trong thực tế, có không ít nhà "ngoại cảm",
một số vị ở các hình thức thờ cúng khác như thờ Mẫu, thờ Tứ Phủ, thầy cúng ở
các Điện thờ tại gia cũng thành lập đạo tràng. Khi thu hút tín đồ thì họ
vẫn dùng những hình thức của Phật giáo như chuông, mõ, vẫn đọc Kinh Phật để gây
niềm tin.
Chưa kể, trong thực tế có rất nhiều
người tham gia các đạo tràng tự phát khi hỏi sâu về giáo lý Phật giáo thì không
biết, nhưng nói đến đạo Phật thì họ rất tin. Có lẽ vì vậy, một số đạo tràng tự
phát không lấy việc thực hành chính pháp làm kim chỉ nam trong hoạt động, mà
chỉ mượn hình ảnh mang tính tôn giáo là Phật giáo để thu hút tín đồ.
Trong số các đạo tràng tự thành lập mà
không thuộc sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có nhiều đạo tràng
hoạt động đúng chính Pháp. Đa số các đạo tràng còn lại đúng như danh xưng - đạo
tràng tự phát, hoạt động rất ngẫu hứng. Thậm chí nghe họ giảng giải thì không
thể hiểu họ thuộc một tôn giáo chính thức nào trong các tôn giáo được Nhà nước
công nhận chính thức?!
Các
đạo tràng tự phát khi thì dùng Phật Pháp để thu hút tín đồ, khi thì xuyên tạc
ly gián quần chúng với Tăng - Ni, với Phật Pháp, để tự ca ngợi mình là con
đường tâm linh chân chính?
Lấy ví dụ: những năm 2010 – 2011 ở Gia
lai xuất hiện nhiều “Ban hộ niệm” hay còn gọi là “đạo tràng niệm Phật
vãng sanh” (tự phát) “Đạo tràng niệm Phật vãng sanh” này hoàn toàn khác với các
Ban hộ niệm ở các chùa lâu nay về cách thức hộ niệm tuy họ cũng mặc áo tràng
lam, cũng gõ khánh, cũng lạy Phật, cũng phóng sinh. Đây chính là cái làm cho mọi
người lẫn lộn khi họ đến nhà xin hộ niệm. Ai muốn tham gia đạo tràng này cũng
được, không phân biệt, không cần học giáo lý...
Trong Ban hộ niệm này đa số người không
hề biết một chút gì về giáo lý Phật dù đã tham gia sinh hoạt hộ niệm hơn hai
năm. Với họ Phật giáo chỉ là 4 chữ A Di Đà Phật và một cuốn kinh Vô Lượng Thọ.
Họ cho rằng người lâm chung nào được họ hộ niệm chắc chắn sẽ được vãng sanh, dù
trước đây người này có tạo ác nghiệp. Những trường hợp mà họ cho là không được
vãng sinh đó là: Không nghe lời họ mà đi mời tăng, ni về nhà trong lúc họ
đang hộ niệm hoặc làm các việc riêng như chuẩn bị cho tang lễ, gọi điện
báo cho người thân ở xa. Có những nhà
làm không đúng ý họ thì họ sẽ giận dữ, đùng đùng bỏ về đồng thời phán lại vài
câu xanh rờn và hết sức khủng khiếp là linh hồn của người mất này đã bị
đọa vào súc sinh. Người nhà vô cùng ngạc nhiên: “Sao đạo Phật mà không từ bi
chút nào vậy”.
Khi họ hộ niệm thì trong gia đình không ai
được làm gì kể cả việc chuẩn bị cho tang lễ, cả nhà phải tắt hết điện thoại
trong thời gian hơn 12 giờ đồng hồ hoặc hơn nữa theo sự phán quyết của đạo
tràng. Trong thời gian hộ niệm thì gia đình phải chấm dứt mọi sự liên lạc với
người ngoài. Không được mời thầy ở các chùa về nhà trong lúc họ hộ niệm.
Điều đáng bàn ở đây là trong lúc họ đang
hộ niệm mà có tăng, ni đến thì họ khó chịu ra mặt và kiên quyết không cho tăng,
ni vào làm lễ. Gia đình nào làm sai hoặc để cho tăng, ni vào nhà làm lễ họ sẽ
bỏ về giữa chừng và phán một câu xanh rờn: Do
gia đình không thành tâm nên cuộc hộ niệm này bất thành và bây giờ hương linh
đã trở thành ngạ quỷ đọa vào a tỳ địa ngục đau khổ triền miên – họ đã làm
sai giáo lý Phật pháp là từ bi, hỷ xả…thì thử hỏi mục đích thành lập đạo tràng
của họ là để làm gì?
Chính vì vậy, ngày 21-10-2011,
Tỉnh hội Phật giáo Gia Lai đã ra Thông báo số 164/TB-BTS đề nghị Ban Đại
diện Phật giáo các huyện, thị xã, chư vị trụ trì, Ban hộ tự các tự viện, tịnh
xá trong tỉnh nâng cao cảnh giác các ban hộ niệm, đạo tràng niệm Phật vãng sanh
(tự phát).Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Gia Lai khẳng định: “Tất cả chủ trương này đều xa lạ với truyền thống tu tập của Phật giáo
Việt Nam mà chư Tổ từ ngàn xưa truyền lại và là ý đồ “gậy ông đập lưng ông”,
mượn hình thức Phật giáo đánh phá Phật giáo rất thâm độc và tinh vi của tổ chức
này, được sự chỉ đạo hỗ trợ từ các thế lực nước ngoài”.
Những tín đồ chân chính hãy tỉnh táo, sáng
suốt và tìm hiểu kỹ lưỡng khi quyết định tham gia một Đạo tràng nào đó!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét