NHN
Ngày 12/7/2016, tòa án Trọng tài
Thường trực đã bác bỏ cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc với tuyên bố
đường lưỡi bò phi lý. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã đưa ra phán quyết Biển
Đông nghiêng về phía Philippines. Phán quyết kết luận Trung Quốc không
có "quyền lịch sử" đối với yêu sách đường lưỡi bò
ở Biển Đông và nước này không có quyền có vùng đặc quyền kinh tế
ở bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Úc và
Nhật Bản, hoan nghênh phán quyết của Tòa và thúc giục Trung Quốc tuân theo phán
quyết. Không ngạc nhiên, Trung Quốc bác bỏ phán quyết và tái khẳng định chủ
quyền ngang ngược trên Biển Đông. Mặc dù mục đích ban đầu của phán quyết là
giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Phán quyết của tòa quốc tế đã phá vỡ
"sự mơ hồ cân bằng” trong vấn đề Biển Đông. Một nguyên nhân chính của các
tuyên bố chồng chéo nhau ở Biển Đông là các từ ngữ mơ hồ trong Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Mặc dù sự mơ hồ về pháp lý có thể
khiến việc giải quyết tranh chấp khó khăn, nó cũng mang lại một sự linh hoạt
nhất định cho tất cả các bên trong việc quản lý hành vi của mình và không thỏa
hiệp nếu cần thiết.
Phán quyết của tòa án đã chính thức kết
thúc sự nhập nhằng này bằng cách bác bỏ yêu sách "đường lưỡi
bò" của Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng biết rằng phán quyết này là
không đủ để giải quyết tranh chấp bởi sự ngang ngược của Trung Quốc. Một
nước có sức mạnh và đầy tham vọng bá quyền nước lớn như Trung Quốc sẽ
không dễ dàng chấp nhận phán quyết và từ bỏ lợi ích, dù là phi
pháp, trên Biển Đông. Quá trình đấu tranh để bảo vệ chủ quyền sẽ kéo dài, đòi
hỏi chúng ta phải kiên trì, kiên quyết, khôn khéo và tranh thủ sự ủng hộ mạnh
mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét