NHN
Xã hội dân sự
là thuật ngữ được xem xét và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong lịch sử
tư tưởng, chính trị, pháp lý thế giới, và hiện nay cũng vậy, nó được tiếp cận
dưới những góc độ và bình diện khác rất khác nhau.
Xã hội dân sự ở phương
Tây có nguồn gốc từ đời sống xã hội ở Hy Lạp cổ
đại: các polis Hy Lạp cổ và các đô thị La Mã cổ với những
“công dân tự do” xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử. Thuật ngữ xã hội
dân sự, theo tiếng Hy Lạp là koinonia politiké (tiếng Pháp: société civile, tiếng Anh: civil
society và trong tiếng Nga grazhdanskoe obchtsestvo, có
khi nó được dịch thành xã hội công dân để nhấn mạnh đến vị trí
của các công dân trong xã hội).
Nhưng ý thức xã
hội dân sự thực sự có bước phát triển mạnh mẽ với những nội dung sâu sắc hơn
được thể hiện trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng xuất sắc ở thế kỷ
XVI như J. Rodin (Pháp), T. Hobbes (Anh), B. Spinoza (Hà Lan) v.v..
Họ bắt đầu đưa ra sự phân biệt giữa xã hội và nhà nước, phản ảnh sự trỗi dậy
của các cá nhân ở các đô thị vào buổi đầu hình thành và phát triển của chủ
nghĩa tư bản. J. Rodin, một học giả người Pháp vào thời xảy ra các cuộc chiến
tranh tôn giáo, đã đưa ra nguyên lý về tính tối thượng của nhà nước. Theo ông,
nhà nước có quyền tối thượng đối với tất cả các thành viên xã hội và tất cả
những gì thuộc về nó.
Đến thế kỷ
XVIII, J. J. Rousseau, một trong những nhà Khai sáng xuất sắc nhất, đã phát
triển quan điểm của Hobbes. Đối với ông, con người vì mất đi sự tự do tự
nhiên của mình và cũng vì sợ mất đi cả các quyền tự nhiên của mình nên đã đi
tới một khế ước xã hội. Nhờ có sự liên hiệp này mà người ta thống nhất lại với
nhau trên cơ sở phục tùng những thể thức chung, nhưng mỗi người vẫn có tự do
như trước đây.
T. Hobbes, J.
Locke, J. J. Rousseau, Montesquieu đều có chung quan điểm là tự do
cá nhân của con người độc lập với nhà nước. Chẳng
hạn, theo Locke, xã hội có trước nhà nước, nó tồn tại một cách “tự
nhiên”, còn nhà nước là một “vật mới”. Nếu nhà nước vì một lý
do nào đó bị xóa bỏ đi thì xã hội vẫn được duy trì bằng tất cả các luật và
quyền tự nhiên của nó. Người dân hợp thành xã hội, nó là tối thượng và khi
thiết lập nhà nước, tuy tính tối thượng chuyển sang nhà nước nhưng nhà nước
không thể nuốt mất xã hội. Hơn thế nữa, mục đích chủ yếu của nhà nước là bảo vệ
xã hội. Do đó, nhà nước không thể thay thế được xã hội, chính là nhờ có xã hội
mà nhà nước có thể hoạt động được.
Hegel - Nhà
triết học Đức vĩ đại đầu thế kỷ XIX - đã tiếp nhận và hệ
thống hóa tư tưởng xã hội - chính trị của Pháp, Anh, Mỹ và Đức trong
vấn đề này. Tác phẩm Triết học pháp quyền của ông đã chứng
minh rằng xã hội dân sự là một giai đoạn phát triển lịch sử mà đỉnh cao của nó
là sự xuất hiện nhà nước hiện đại. Nói chính xác hơn, Hegel coi xã hội dân sự
là một giai đoạn đặc biệt trong sự vận động biện chứng từ gia đình đến nhà
nước, diễn ra trong quá trình biến đổi lịch sử phức tạp và lâu dài từ Trung Cổ
đến Cận đại.
Tư tưởng về xã hội
dân sự nói lên phần nào xu hướng dân chủ của ông dưới ảnh hưởng
của Đại Cách mạng Pháp. Hegel không phủ định xã hội dân sự, ông chỉ
nói rằng xã hội dân sự phải phục tùng nhà nước, và chỉ bằng cách thừa nhận vị
trí phục tùng của nó đối với nhà nước thì nhà nước mới có thể bảo đảm tự do cho
nó. Như vậy, nhà nước đại diện cho xã hội trong sự thống nhất của xã hội. ÐĐồng
thời, xã hội dân sự vẫn được duy trì như một yếu tố cộng đồng rộng hơn và cao
hơn, có tổ chức về mặt chính trị. Đặc biệt, Hegel đặt giới quan lại
lên một vị trí rất cao, làm “môi giới ” cho xã hội dân sự và nhà
nước và là “linh hồn” của toàn xã hội. Đây là sự khác biệt của Hegel so
với những nhà tư tưởng dân chủ thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX.
K.Marx, trong
các tác phẩm đầu tay, đặc biệt trong Hệ tư tưởng Đức và vấn đề
Do Thái, đã bàn nhiều về xã hội dân sự. Một mặt, kế thừa những luận điểm
“hợp lý” của Hegel; mặt khác, ông phê phán Hegel một cách quyết liệt. Cũng như
Hegel, ông từng coi xã hội dân sự là một hiện tượng lịch sử, là kết quả của sự
phát triển lịch sử mà không phải là “vật ban tặng” của tự
nhiên. Và cũng như Hegel, ông coi xã hội dân sự có tính chất tạm thời.
Như vậy, ở mỗi
thời kỳ, hoặc dưới từng cách nhìn nhận, xã hội dân sự được đề cập có nội hàm và
ngoại diên không giống nhau.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất
quán tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có
quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận báo chí...đặc biệt là quyền tự do, dân chủ
thuộc bản chất của Đảng và Nhà nước ta. Điều này đã được ghi trong nhiều văn kiện
của Đảng và Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, thông qua Đại hội XI, ghi: "Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi
hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp
của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện
để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò
giám sát và phản biện xã hội". Kế thừa các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp
2013 đã Hiến định quyền lập hội tại Điều 2, Chương II: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy
định".
Mặc dù luật về quyền lập hội theo Hiến
pháp 2013 đang trong quá trình xây dựng, song trên thực tế quyền này đã được bảo
đảm ở Việt Nam. Nhiều tổ chức xã hội dân sự tự nguyện, tự chủ về mọi mặt đã ra
đời và có đóng góp tích cực trên các lĩnh vực xã hội, nhất là về nhân đạo, từ
thiện, an sinh xã hội. Nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng đã có mặt tại
Việt Nam. Những tổ chức này không chỉ được thừa nhận mà còn được Nhà nước tạo
điều kiện giúp đỡ. Theo thống kê, công bố tại Hội nghị quốc tế về hợp tác giữa
Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (trong 2 ngày 28 và 29-11-2013
tại Hà Nội) số lượng các tổ chức phi chính phủ quốc tế có quan hệ với Việt Nam
lên đến 990 tổ chức vào năm 2013.
Những năm gần đây, các thế lực thù địch
cũng tìm mọi cách thúc đẩy hình thành thể chế "đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập" ở Việt Nam, mà tiền đề là hình thành các tổ chức xã hội dân sự
chính trị.
Về tổ chức, phương thức hoạt động của họ
là lợi dụng không gian kỹ thuật số, dựa vào các tuyên bố, lấy chữ ký ủng hộ,
như là một sự cam kết về mặt tinh thần để hình thành tổ chức xã hội dân sự ảo.
Chẳng hạn tuyên bố về "Phong trào con đường Việt Nam"; "Tuyên bố
258" (tuyên bố của mạng lưới Blogger Việt Nam" nhằm phản đối để Việt
Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đồng thời đòi Việt Nam phải
xóa bỏ Điều 258, Bộ luật Hình sự, 1999); "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự,
Chính trị"; Tuyên bố ra đời mạng "Diễn đàn xã hội dân sự"...
Một động thái
khác, hiện nay các nước, các tổ chức quôc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO)
nưóc ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển xã hội dân sự theo tiêu
chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa bằng biện pháp "bất bạo động", "phi vũ trang".
Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện "tiến trình dân chủ ở Việt
Nam" với mục đích lợi dụng xã hội dân sự để gây mất ổn định chính
trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Đông Âu, SNG và Trung
Đông - Bắc Phi thời gian qua. Thậm chí họ
còn kêu gọi phong trào dân sự cần "nhích thêm một bước", không chỉ là
diễn đàn trên mạng, mà phải hình thành các nhóm công khai trong đời sống theo
phương châm ôn hòa, bất bạo động. Việc hình thành một số hội nhóm dân sự là bước
đi đầu tiên. Đáng chú ý họ còn tìm cách chia rẽ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Họ
công khai công kích sự lãnh đạo của Đảng, coi Đảng lãnh đạo là chế độ "độc
tài toàn trị", tình trạng tham nhũng là do sự độc quyền lãnh đạo của Đảng...
"chỉ có đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có thể chống được tham
nhũng"... Thậm chí họ còn nói chỉ có thể chế đa nguyên mới có thể bảo vệ
được sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc! Cũng có khi họ trắng trợn tuyên bố, mục tiêu
của họ là "chuyển hóa hòa bình chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ".
Phương thức hoạt động trước hết họ là lợi
dụng quy định của Hiến pháp, các công ước quốc tế về quyền con người thu hút
người tham gia, đăng tải bài viết, cổ vũ, thành lập nhóm sáng lập hội, đoàn, đồng
thời cổ vũ cho các hoạt động mạng tính "ôn hòa, bất bạo động". Hiện
nay, trên các diễn đàn mạng, họ tập trung đòi quyền tự do ngôn luận, báo chí, đặc
biệt là tự do internet, nhằm phát triển tổ chức và phổ cập quan điểm dân chủ,
nhân quyền phương Tây. Họ đã cường điệu những sai lầm, khuyết điểm của Đảng,
Nhà nước; bôi nhọ, vu cáo nhiều cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức, nhất là các
cơ quan bảo vệ pháp luật, hòng làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng
sản Việt Nam và chế độ xã hội XHCN.
Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với các tổ chức xã hội dân sự là minh bạch,
rõ ràng: Tôn trọng và trân trọng mọi tổ chức xã hội tự nguyện hướng vào mục
tiêu xây dựng xã hội ta trở thành một xã hội văn minh, trong đó các quyền con
người và quyền công dân được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Không phủ nhận rằng,
Nhà nước ta, xã hội ta còn những khiếm khuyết, song thực tế cũng cho thấy, Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta đã nhận ra và quyết tâm khắc phục những sai lầm khuyết
điểm đó. Bởi vậy, chúng ta không chấp nhận bất cứ ai - cá nhân hay nhóm xã hội
nào, giai tầng nào mưu toan lợi dụng quyền được thành lập và hoạt động của cái
gọi là xã hội dân sự để nhằm mục đích giành quyền lực hay vì quyền lực nhà nước,
xóa bỏ chế độ chính trị, tước đoạt thành quả cơ bản của cách mạng Việt Nam gần một
thế kỷ qua.
Để góp phần phòng, chống âm mưu và hoạt động tác động hình thành xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây, chúng ta cần đề cao cảnh giác trước các âm mưu và hoạt động tác động hình thành xã hội dân sự của các thế lực thù địch, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng của vấn đề này đối với an ninh quốc gia. Bên cạnh việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, cần thường xuyên tổ chức, tiến hành các hoạt động tuyên truyền về âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề xã hội dân sự để tác động chuyển hóa chính trị. Chúng ta cần cảnh giác cao độ với những mưu mô nấp sau chiêu bài "xã hội dân sự" để gây bất ổn chính trị - xã hội đất nước.
Để góp phần phòng, chống âm mưu và hoạt động tác động hình thành xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây, chúng ta cần đề cao cảnh giác trước các âm mưu và hoạt động tác động hình thành xã hội dân sự của các thế lực thù địch, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng của vấn đề này đối với an ninh quốc gia. Bên cạnh việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, cần thường xuyên tổ chức, tiến hành các hoạt động tuyên truyền về âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề xã hội dân sự để tác động chuyển hóa chính trị. Chúng ta cần cảnh giác cao độ với những mưu mô nấp sau chiêu bài "xã hội dân sự" để gây bất ổn chính trị - xã hội đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét