NHN
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, cùng với
sự xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp thời cận đại, những năm 60 thế kỉ 19 đã
có một số báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác.
Đến
đầu thế kỷ 20, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều
nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng
chính trị khác nhau. Năm 1925 với việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức
yêu nước Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và ra tờ tuần báo Thanh
niên số đầu tiên (21.6.1925), tại Quảng Châu (Trung Quốc), thì dòng báo chí
cách mạng Việt Nam chính thức xuất hiện.
Từ khi có báo “Thanh niên”, báo chí Việt
Nam giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam
và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ
nghĩa xã hội. Nói khái quát là báo Thanh niên mở đầu cuộc Cách mạng tư tưởng,
đưa nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc mình lên một tầm cao mới. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam
như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh…
Ngày 2.6.1950, Chính phủ chính thức
quyết định cho thành lập Hội "Những người viết báo Việt Nam" (Hội Nhà
Báo Việt Nam ngày nay). Đến tháng 7.1950, Tổ chức Báo chí quốc tế (OIJ) nhóm
họp ở Phần Lan đã công nhận Hội những người viết báo Việt Nam là
thành viên chính thức của tổ chức.
Tháng 2.1985, theo đề nghị của Hội Nhà
báo Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy
ngày ra số đầu tiên của báo Thanh Niên làm ngày Báo chí Việt Nam (21.6.1925)
nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ
giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
Ngày 21.6.1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Báo
chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên. Ðây là ngày
lễ không chỉ của riêng giới báo chí mà là ngày lễ của nhân dân cả nước, vì báo
chí là sự nghiệp của toàn dân.
Ngày 21.6.2000, nhân kỉ niệm 75 năm ngày
Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi ngày Báo chí Việt Nam là ngày
Báo chí cách mạng Việt Nam.
Hiện nay các tờ báo online chính thống có vai trò to lớn trong định hướng tư tưởng cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là giới trẻ với các trang thiết bị nghe nhìn, giải trí hiện đại, góp phần quan trọng vào công tác chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét