NHN
Sau chuyến thăm thành công tốt đẹp của
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Trung Quốc (từ 11 – 15/5/2017) theo lời mời của
Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Quốc Tập Cận Bình, đó là chuyến thăm Hoa
kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump (từ ngày 29 – 31/5/2017), sáng nay (4/6), nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao
Việt Nam lên đường thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai Châu
Á lần thứ 23, từ ngày 4/6 - 8/6/2017.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ
ngoại giao ngày 21/09/1973. Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật
Bản phát triển nhanh chóng.
Nhật
Bản là nước đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đón Tổng
Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác
chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế
thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội
nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).
Hiện nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan
trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế
thị trường của Việt Nam từ tháng 10/2011. Hiện Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn
nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 2 tại Việt Nam và đối tác thương mại lớn thứ 4
của Việt Nam.
Hồi đầu tháng 3 vừa qua, Nhà vua Akihito
và Hoàng hậu Nhật Bản đã có chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên. Nhà vua Akihito
nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn
nhau cũng như sự gắn bó hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi
đó khẳng định sự kiện này mở ra chương mới trong quan hệ đối tác chiến lược
giữa hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức
tới Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á
lần thứ 23, tổ chức tại Tokyo. Đây là một trong những diễn đàn thường niên, có
uy tín ở Châu Á, có sự tham dự của Lãnh đạo Cấp cao và chính khách nhiều nước
Châu Á cũng như các tập đoàn lớn trên thế giới. Hội nghị thường thảo luận về những
vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển, hòa bình và thịnh vượng của
Châu Á.
Những chuyến thăm của Nhà lãnh đạo cấp
cao Việt Nam thời gian qua đã chứng tỏ vị thế ngoại giao của Việt Nam với các
nước lớn trên thế giới: tự chủ, hội nhập, thiện chí và bình đẳng, góp phần xây
dựng lòng tin, mở ra các cơ hội hợp tác cùng phát triển trong một thế giới toàn
cầu hóa, mặt khác chứng tỏ sự kế thừa, vận dụng đường lối ngoại giao Hồ Chí
Minh của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh tình hình quốc tế mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét