NHN
1.
Lược sử vấn đề:
Tây
Nam Bộ là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn
hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam.
Từ xa xưa, vùng đất này đã thuộc
chủ quyền của Việt Nam ,
đồng bào các dân tộc, tôn giáo ở đây là một bộ phận trong khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. Tuy nhiên, những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động ra
sức xuyên tạc, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam, kích động đồng bào Khơme ở Việt
Nam và người dân Campuchia chống phá quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước,
phá hoại hòa bình ổn định và ngăn cản tiến trình phân giới cắm mốc giữa Việt
Nam và Campuchia.
Đặc biệt, chúng xuyên tạc sự thật lịch sử vùng đất Tây Nam Bộ,
kích động ý thức dân tộc hẹp hòi, đòi “độc lập”, “tự trị”, xây dựng tổ chức
phản động để tiến tới thành lập cái gọi là “Nhà nước Khơme Campuchia Crôm”, hoặc
sáp nhập Miền Tây Nam Bộ vào Campuchia, cản trở công cuộc xây dựng đất nước của
nhân dân ta.
2. Nhận diện một số tổ chức hoạt động
chống phá chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ
a) Tư tưởng ly khai dân
tộc và tổ chức Khơme tự do (Khơme Serei)
- Quan niệm của một số người
Campuchia cực đoan về các vùng lãnh thổ: Khơme Crôm; Campuchia Crôm; Khơme
Campuchia Crôm.
+ Theo tiếng Khơme, “Khơme Crôm”
(Khơme hạ) là thuật ngữ chỉ bộ phận người Khơme sống ở phía miền dưới, với điều
kiện địa hình sông nước sình lầy, để phân biệt với bộ phận người Khơme sống ở
miền trên, có địa hình cao hơn là Khơme Thượng (Khơme Loeur) và Khơme giữa (Khơme
Kandal).
Còn “Campuchia Crôm” nghĩa là
vùng hạ của Campuchia, chỉ vùng đất thấp, phía dưới của Campuchia, để phân biệt
với “Campuchia Khơme Loeur” ở vùng đất cao, phía trên và “Campuchia Khơme
Kandal” ở giữa, trung bình.
+ Theo cách hiểu xuyên tạc của một
số người Campuchia cực đoan và các lực lượng phản động, ly khai thì Khơme Crôm
là bộ phận tộc người Khơme sinh sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, còn
“Campuchia Crôm” là vùng đất Nam Bộ của Việt Nam hiện nay. Họ cho rằng đó là
vùng đất vốn của Campuchia quản lý, năm 1949 Pháp giao cho Việt Nam. Họ xuyên
tạc sự thật lịch sử chủ quyền của Nhà nước Phù Nam cổ và quá trình hình thành
cộng đồng cư dân trên vùng đất Tây Nam Bộ, xuyên tạc cơ sở lịch sử, pháp lý chủ
quyền của Việt Nam đối với Miền Tây Nam Bộ, lập các tổ chức phản động, kích
động dân chúng “đòi lại” vùng đất Nam Bộ, đòi lập Nhà nước Khơme Crôm tự trị
hoặc đòi sáp nhập Nam Bộ vào lãnh thổ Campuchia.
+ “Khơme Campuchia Crôm” (Khơme
Kampuchia Crôm) là cách đặt tên cho người Khơme Crôm của lực lượng ly khai
người Khơme. Cách đặt tên này có ý nghĩa gắn tộc người Khơme một cách mặc định
với đất nước Campuchia, họ cho rằng nơi nào người Khơme sinh sống thì vùng đất
ở đó thuộc về Campuchia (ý chỉ vùng đất Nam Bộ, chủ yếu là Miền Tây Nam Bộ).
- Tư tưởng ly khai người Khơme ra
khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam và vùng đất Nam Bộ ra khỏi đất nước Việt
Nam đã xuất hiện từ rất sớm trong một số người Khơme sống lưu vong, được hình
thành và phát triển cơ bản từ quan điểm “Khơme tự do” của Sơn Ngọc Thành; với
chủ trương là giành quyền lãnh đạo Campuchia và phát triển lực lượng đấu tranh
thành lập một đất nước của người Khơme (bao gồm Campuchia và Nam Bộ của Việt
Nam).
Gần 40 năm hoạt động, Sơn Ngọc
Thành luôn truyền bá tư tưởng dân tộc cực đoan, đòi “tự do” cho người Khơme và
xây dựng một đất nước của người Khơme. Tuy nhiên, mọi sự cố gắng của ông ta
không phù hợp với thực tiễn lịch sử nên bị chính những người Khơme phản đối.
Tuy nhiên, ông ta đã tạo ra tiền đề cho việc hình thành nhóm người Khơme theo
chủ nghĩa dân tộc cực đoan và manh nha cho sự ra đời của các tổ chức phản động
“Khơme Campuchia Crôm”.
Hiện nay, lực lượng phản động
Khơme Crôm được tổ chức thành hai nhóm chính: “Liên đoàn Khơme Campuchia Crôm
thế giới” và “Cộng đồng Khơme Campuchia Crôm”.
b) “Liên đoàn Khơme
Campuchia Crôm thế giới” (KKF)
- Thành lập năm 1985 bởi một số
tàn quân của lực lượng “Khơme tự do” kết hợp với ngụy quân, ngụy quyền Việt Nam
và người Khơme Crôm di tản sang Hoa Kỳ; tổ chức này có trụ sở tại Bang New
Jersey, Hoa Kỳ.
- Đối tượng cầm đầu hiện nay:
Thạch Ngọc Thạch - Chủ tịch.
- Phương châm hành động: Phục
hưng dân tộc Khơme với khẩu hiệu hành động: “Dân tộc - Tôn giáo - Nhân dân”.
Khẩu hiệu mà “Liên đoàn Khơme
Campuchia Crôm thế giới” đưa ra là “Con đường hướng về Tổ quốc”, được chia làm
hai giai đoạn để thực hiện là đấu tranh đòi nhân quyền cho người Khơme Crôm và
tiến tới đòi thành lập khu tự trị cho người Khơme Crôm trên vùng đất Nam Bộ của
Việt Nam.
- Những hoạt động gần đây:
Phát động phong trào người Khơme
trên toàn thế giới thường xuyên đến viếng thăm người Khơme đang sinh sống tại
các tỉnh Nam Bộ của Việt Nam để tìm hiểu, “chia sẻ nỗi thống khổ dưới sự áp bức
của chính quyền Việt Nam”, từ đó thúc đẩy sự gắn kết, cổ vũ tinh thần cho người
Khơme trên toàn thế giới nói chung, ở Nam Bộ Việt Nam nói riêng giữ vững niềm
tin, kiên trì đấu tranh lâu dài với Việt Nam để đòi “độc lập, tự do”.
Chúng chủ trương quốc tế hóa vấn
đề người Khơme Crôm dưới nhiều hình thức khác nhau như tham gia các diễn đàn,
hội thảo quốc tế do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế tiến hành về vấn đề
dân tộc, tôn giáo, nhân quyền...; đồng thời tổ chức các buổi mít tinh, hội
thảo, “lễ kỷ niệm” về các sự kiện liên quan đến lịch sử vùng đất và người Khơme
Nam Bộ, làm cho cộng đồng các dân tộc trên thế giới, Liên hợp quốc, các tổ chức
quốc tế biết đến “nỗi thống khổ của người Khơme ở Nam Bộ Việt Nam”, từ đó can
thiệp, ủng hộ cuộc đấu tranh giành “quyền tự trị của người Khơme Nam Bộ”…
c) “Cộng đồng Khơme
Campuchia Crôm” (KKKC)
- Sau một thời gian vận động và
tranh thủ các nhân vật, đảng phái đối lập ở Campuchia và Liên hội Khơme Crôm ở
Mỹ, tháng 10/2002, lực lượng này tổ chức đại hội, ra mắt “Cộng đồng Khơme
Campuchia Crôm” tại Phnom Penh. Tổ chức này đã được Bộ Nội vụ Campuchia cho
phép mở văn phòng và hoạt động trong khuôn khổ của một tổ chức trung lập.
- Đối tượng cầm đầu:
Chủ tịch Hội đồng điều hành:
Thạch Sê Tha (Nghị sĩ quốc hội khóa V thuộc Đảng Cứu nguy dân tộc - Sam Rainsy,
Thư ký riêng của Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội thứ nhất Campuchia - Kưm Xô Kha);
Chủ tịch Hội đồng cố vấn: Sơn
SuBe (Uỷ ban Hội đồng Hiến pháp), Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn: Thạch Son;
Tổng thư ký: Thạch Ngọc Wath.
- Tôn chỉ, mục đích: đấu tranh
với Việt Nam nhằm mục tiêu giành chủ quyền vùng đất Nam Bộ cho người Khơme Crôm
và sáp nhập thành một bộ phận của Campuchia, với khẩu hiệu hành động: “Cùng một
dân tộc, cùng một quốc kỳ và cùng một lịch sử là người Khơme”. “Theo dõi sự vi
phạm nhân quyền của Việt Nam đối với người Khơme Crôm, nhằm tập hợp tài liệu,
nhân chứng, vật chứng kiện lên cơ quan Cao uỷ Liên hợp quốc về quyền con người
để có biện pháp đối với Việt Nam, buộc Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do
của người Khơme Crôm”.
- Phương châm hành động: Chống
Việt Nam theo khuynh hướng cực đoan là chủ yếu.
- Hoạt động gần đây:
+ Liên tục phát động phong trào
chống Việt Nam ngay tại Campuchia với qui mô lớn và dưới nhiều hình thức khác
nhau, như biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam; các buổi Hội thảo chuyên đề về
“vùng đất Khơme Crôm” để đưa ra các “chứng cứ lịch sử” chứng minh “vùng đất Nam
Bộ mà Việt Nam đang chiếm đóng là của người Khơme”; các cuộc tuần hành với sự
tham gia của hàng ngàn lượt người mang kiến nghị đến Đại sứ quán các nước Mỹ,
Trung Quốc, Pháp, EU..., yêu cầu đưa ra chính kiến đối với “vùng đất Khơme Crôm".
Ngoài ra, chúng còn gửi kiến nghị lên Quốc hội, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Campuchia yêu cầu tạm ngừng quan hệ ngoại giao với Việt Nam, kêu gọi người dân
Campuchia tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
d) Đảng Cứu quốc
Campuchia (CNRP)
- Đảng Cứu quốc Campuchia (hay
Cứu nguy Dân tộc Campuchia) là một liên minh bầu cử giữa hai đảng đối lập chính
ở Campuchia là đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền, được thành lập vào giữa năm
2012, do Sam Rainsy làm Chủ tịch[1]; là một trong các đảng
đối lập lớn nhất ở Campuchia hiện nay.
- Họ chủ trương đòi vùng đất Nam
Bộ về Campuchia, chống phá các hiệp định biên giới và quá trình phân giới cắm
mốc giữa hai nước Việt Nam – Campuchia; chống phá quan hệ hữu nghị truyền thống
giữa hai nước. Kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vu cáo và kêu gọi chống
Việt Nam.
Tháng 10/2009, Sam Rainsy, khi đó
là Chủ tịch đảng Sam Rainsy đã dẫn một số thành viên đảng này tự ý nhổ 6 cột
mốc biên giới tạm thời giữa tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của
Việt Nam.
- Thời gian qua, đảng Cứu nguy
dân tộc Campuchia đã cáo buộc Chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ không đồng
nhất với bản đồ Campuchia đang lưu giữ tại Liên hợp quốc. Một số Nghị sĩ của
đảng này đã tổ chức các chuyến đi có khi lên đến hàng nghìn người tại một số
khu vực biên giới giữa hai nước, gây ra những vụ va chạm bạo lực như ở khu vực
cột mốc số 203, biên giới tỉnh Svay Rieng của Campuchia và Long An của Việt Nam
vào ngày 28/6/2015.
Ngoài các tổ chức trên, ở
Campuchia còn có nhiều hội người Khơme với những tên gọi khác nhau như:
Hội người Khơme Campuchia Crôm do Lưu An (nguyên quán: Sóc Trăng) cầm đầu; Hội
hữu ái Khơme Crôm (AKKK) do Kiêm Phiên, Thạch Sang cầm đầu; Hội cứu Khơme
Campuchia Crôm do San Moni sáng lập, Lâm Suông làm Chủ tịch; Hội bảo vệ nhân
quyền Khơme Campuchia Crôm do Thạch Sa Môn làm chủ tịch; Hội Sư sãi Campuchia
Crôm do Hen Sa Doan làm Hội trưởng… Hầu hết thủ lĩnh của các hội đó đều là
người Khơme gốc ở Việt Nam, chủ yếu là Trà Vinh.
Dù che đậy dưới nhiều hình thức
khác nhau, các hội trên đều đề cập đến Khơme Campuchia Crôm, coi người Khơme ở
Nam Bộ là một bộ phận dân tộc của Campuchia. Các hội này đều được các thế lực
phản động quốc tế nuôi dưỡng, tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Chúng lôi kéo người
Khơme tham gia các hoạt động chống phá Việt Nam, chống phá quan hệ hữu nghị hợp
tác giữa hai nước, hai quân đội; kích động hận thù, ly khai dân tộc Khơme Nam
Bộ ra khỏi cộng đồng dân tộc Việt Nam; “đòi vùng đất Nam Bộ về Campuchia”, móc
nối, câu kết với các phần tử phản động đội lốt tôn giáo trong vùng đồng bào dân
tộc Khơme ở Nam Bộ để kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, lôi kéo người Khơme
“hướng về đất mẹ Campuchia”, đòi vùng đất Nam Bộ cho người Khơme Crôm “độc
lập”. Nguy hiểm hơn, bọn phản động trong số người Khơme lưu vong còn có ý đồ
thành lập lực lượng vũ trang đứng chân ở biên giới Việt Nam – Campuchia và đưa
người về vùng Khơme Nam Bộ làm “nội ứng”, chờ thời cơ gây bạo loạn lật đổ, kêu
gọi Liên hợp quốc can thiệp.
3. Một số vấn đề rút ra
từ việc tổ chức và hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch, phản động
- Các lực lượng chống phá thống
nhất quan điểm cho rằng tộc người Khơme ở Miền Tây Nam Bộ là người Campuchia,
vùng đất Tây Nam Bộ là của Campuchia. Chủ trương từ bỏ quốc tịch Việt Nam đối
với người Khơme ở Tây Nam Bộ. Đòi chủ quyền của tộc người Khơme với vùng đất
này. Đấu tranh để thay đổi chủ quyền quốc gia theo quan niệm về nguồn gốc tộc
người do họ đề xướng… là hoàn toàn phi lý, không phù hợp với thực tế lịch sử và
luật pháp quốc tế.
- Những việc làm trên của chúng
thể hiện ý đồ kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt
Nam và chia rẽ quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam -
Campuchia; hạ thấp uy tín, ảnh hưởng của Việt Nam; thu hút sự chú ý của dư
luận, cộng đồng quốc tế, kêu gọi can thiệp, giúp đỡ cho “cuộc đấu tranh đòi ly
khai, tự trị cho người Khơme ở Miền Tây Nam Bộ” hoặc đòi sáp nhập vùng đất Tây
Nam Bộ vào Campuchia.
- Quá trình chỉ đạo tổ chức các
hoạt động chống phá của các lực lượng này không chỉ nhằm chống Việt Nam mà còn
nhằm hạ uy tín của Chính phủ Campuchia, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và Thủ
tướng Hun Xen.
-
Cùng một lúc chúng tiến hành hoạt động chống phá ta theo hai mũi: Cực đoan, bạo
động - do Thạch Sê Tha, Chủ tịch “Cộng đồng Khơme Campuchia Crôm” cầm đầu; Nghị
trường, bất bạo động do Thạch Ngọc Thạch, Chủ tịch “Liên đoàn Khơme Campuchia
Crôm thế giới” cầm đầu. Cả hai mũi tấn công của chúng đều nhằm chung một mục
đích là kêu gọi sự chú ý, can thiệp của dư luận, cộng đồng quốc tế; tập hợp lực
lượng đấu tranh đòi “tự trị” cho ngươi Khơme Crôm; tách các tỉnh Nam Bộ ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam để thành lập “Nhà nước Khơme độc lập” hoặc sáp nhập vào
Campuchia.
- Phương thức, thủ đoạn hoạt động
chủ yếu của chúng vẫn là lợi dụng những tài liệu, sự kiện và xuyên tạc các vấn
đề liên quan đến lịch sử vùng đất Nam Bộ, lịch sử người Khơme Nam Bộ, tạo cớ,
tiến hành các hoạt động tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai tự trị, gây ảo
tưởng cho người Khơme về “Nhà nước Khơme Crôm độc lập”, kết hợp lôi kéo, tập
hợp lực lượng, hình thành các tổ chức phản động; từng bước hợp pháp hóa, công
khai hoạt động chống phá ta. Chúng sử dụng triệt để các phương tiện thông tin
đại chúng, mạng internet, nhất là các đài phát thanh tiếng Khơme ở nước khác
như Đài phát thanh Bắc Kinh, Đài Hoa Kỳ, Đài Châu Á tự do… để tuyên truyền
xuyên tạc, kích động, kêu gọi người Khơme “đấu tranh”. Đáng quan tâm là, hoạt
động của chúng đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất tích cực từ phía đảng đối
lập CNRP, một số tổ chức phi Chính phủ ở Campuchia và một số tổ chức phi chính
phủ, nhân quyền ở Mỹ, Châu Âu... mà đứng sau các tổ chức này đều là lực lượng
chính trị thù địch với Việt Nam. Thậm chí một số lực lượng phản động người Việt
Nam ở nước ngoài cũng cổ vũ cho những hoạt động này. Phương thức, thủ đoạn, kế
hoạch hoạt động của các lực lượng này được chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là đã
gây sức ép từ nhiều phía đối với Chính phủ Campuchia thông qua sự vào cuộc của
các đảng đối lập, các tổ chức phi Chính phủ, sự chú ý của dư luận trong và
ngoài nước... Thời gian qua chúng đã tiến hành nhiều hoạt động gây rối tại
Phnom Penh, thậm chí có thời điểm chính quyền không cho phép chúng vẫn tiến
hành, gây khó khăn cho Chính phủ Campuchia.
Những bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của
Việt Nam với vùng đất Tây Nam bộ là không thể chối cãi và được cộng đồng quốc
tế thừa nhận. Nhận thức đúng về các tổ chức này, có đối sách phù hợp để bảo vệ
vững chắc chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam bộ là trách nhiệm của
mọi người dân Việt Nam chúng ta.
[1] Sam Rainsy, sinh ngày 3/10/1949, là con
trai của Sam Sary, một cựu quan chức chính phủ cao cấp của Campuchia. Năm 1965
ông Sam Rainsy sang Pháp học. Vào thập niên 1970, ông ta đã phát hành tờ Tiếng
nói Campuchia Tự do, phê phán những hành động tàn bạo của Khmer đỏ. Năm 1991,
trở về Campuchia và gia nhập Đảng Funcinpec. Tiếp đó ông ta được bổ nhiệm làm
Bộ trưởng Tài chính. Năm 1994, bị cách chức, rồi bị khai trừ khỏi đảng
Funcinpec. Sau sự kiện này ông ta đã ra thành lập đảng Sam Rainsy. Năm 2005,
ông rời khỏi Campuchia sau khi mất quyền miễn tố của đại biểu quốc hội. Năm
2006, sau khi được Quốc vương Norodom Sihamoni miễn xá, ông ta về nước và lập
Đảng Cứu nguy dân tộc vào năm 2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét