Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

NHẬN DIỆN TỔ CHỨC LIÊN ĐOÀN KHƠME CAMUCHIA CROM THẾ GIỚI (KKF)

- Tổ chức này được thành lập năm 1985 bởi một số tàn quân của lực lượng “Khơme tự do” kết hợp với ngụy quân, ngụy quyền Việt Nam và người Khơme Crôm di tản sang Hoa Kỳ.
- Đối tượng cầm đầu hiện nay: Thạch Ngọc Thạch - Chủ tịch.
- Phương châm hành động: Phục hưng dân tộc Khơme với khẩu hiệu hành động: “Dân tộc - Tôn giáo - Nhân dân”.
Khẩu hiệu mà “Liên đoàn Khơme Campuchia Crôm thế giới” đưa ra là “Con đường hướng về Tổ quốc”, được chia làm hai giai đoạn để thực hiện là đấu tranh đòi nhân quyền cho người Khơme Crôm và tiến tới đòi thành lập khu tự trị cho người Khơme Crôm trên vùng đất Nam Bộ của Việt Nam.
- Những hoạt động gần đây:
Phát động phong trào người Khơme trên toàn thế giới thường xuyên đến viếng thăm người Khơme đang sinh sống tại các tỉnh Nam Bộ của Việt Nam để tìm hiểu, “chia sẻ nỗi thống khổ dưới sự áp bức của chính quyền Việt Nam”, từ đó thúc đẩy sự gắn kết, cổ vũ tinh thần cho người Khơme trên toàn thế giới nói chung, ở Nam Bộ Việt Nam nói riêng giữ vững niềm tin, kiên trì đấu tranh lâu dài với Việt Nam để đòi “độc lập, tự do”.
Chúng chủ trương quốc tế hóa vấn đề người Khơme Crôm dưới nhiều hình thức khác nhau như tham gia các diễn đàn, hội thảo quốc tế do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế tiến hành về vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền...; đồng thời tổ chức các buổi mít tinh, hội thảo, “lễ kỷ niệm” về các sự kiện liên quan đến lịch sử vùng đất và người Khơme Nam Bộ, làm cho cộng đồng các dân tộc trên thế giới, Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế biết đến “nỗi thống khổ của người Khơme ở Nam Bộ Việt Nam”, từ đó can thiệp, ủng hộ cuộc đấu tranh giành “quyền tự trị của người Khơme Nam Bộ”…
Nhóm Thạch Ngọc Thạch đã hướng cuộc đấu tranh chủ yếu vào địa bàn các tỉnh Nam Bộ Việt Nam và đã được một số tổ chức Khơme Campuchia Crôm ở Campuchia ủng hộ như “Hội sư sãi Khơme Campuchia Crôm”, “Hội nhân quyền và phát triển Khơme Campuchia Crôm”, ‘‘Hội tăng sinh - sinh viên Khơme Campuchia Crôm”. Các tổ chức này đã không tham gia vào các hoạt động do Thạch Sê Tha phát động từ tháng 06/2014 đến nay. Đầu tháng 09/2014, chúng đã cử 19 tên về các tỉnh Nam Bộ tuyên truyền, lôi kéo tập hợp lực lượng nhằm lập ra các tổ chức bất hợp pháp, đồng thời thu thập chữ ký của người Khơme vào Bản kiến nghị gửi Liên hợp quốc đề nghị can thiệp (nhưng lực lượng của ta đã phát hiện vô hiệu hóa ý đồ của chúng).
Từ đầu tháng 10/2014 chúng ráo riết tuyên truyền, lôi kéo người tham gia “Hội thảo”, “Diễn đàn dân chủ” về “Hiệp định Pari về giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột tại Campuchia” (ký ngày 23/10/1991 tại Pari, Pháp). Trong đó, chúng tập trung lợi dụng nội dung Văn kiện thứ 2 của Hiệp định, đó là: “Hiệp định về chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm, trung lập và thống nhất dân tộc Campuchia” để tuyên truyên, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam lợi dụng việc phân giới cắm mốc để xâm chiếm đất và can thiệp vào công việc nội bộ Campuchia, không tôn trọng Hiệp định Pari về Campuchia; đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc can thiệp.
      Với tất cả các căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử đầy thuyết phục và đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, không một luận điệu xuyên tạc hay bất kỳ một thế lực thù địch nào có thể phủ định chân lý “Lãnh thổ Nam Bộ là thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con người Nam Bộ là máu thịt của dân tộc Việt Nam”.
       Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhiều thế hệ người Việt Nam với ý nghĩa cộng đồng cư dân đa dân tộc đã đổ biết bao công sức để xây dựng và bảo vệ vùng đất Tây nam Bộ. Mỗi tấc đất nơi đây đều thấm đẫm mồ hôi và máu của người dân đất Việt, không phân biệt dân tộc hay tôn giáo. Chính vì thế mà đối với mỗi người dân Việt nam, Nam Bộ  không đơn thuần chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà cao hơn thế còn là vùng đất của những giá trị thiêng liêng, trường tồn cùng dân tộc. Mỗi người dân đất Việt phải luôn ý thức được những giá trị lịch sử và mồ hôi, xương máu của bao thế hệ cha ông, cùng chung tay xây dựng đất nước ngày càng phát triển, vững bước trong giai đoạn hội nhập với thế giới hiện  đại ngày nay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét