NHN
Mới đây, ngày 05.04.2017 tại thành phố
Weimar, miền Đông nước Đức, Nguyễn Văn Đài là nhân vật được chọn để trao cái
gọi là Giải Nhân Quyền năm 2017 của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức.
Thế giới phẳng cũng lắm điều lạ, các
cường quốc tự vỗ ngực mình là thiên đường của thế giới tự do hết chuyện xôm tụ
thì tìm những chiêu trò mới để gây sự chú ý, từ việc Bộ Ngoại giao Hoa kỳ tìm
những kẻ là tù nhân, tội phạm, con thường luật pháp để tôn vinh như Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh lại đến Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức nối gót, tung hê, đánh bóng,
khoác áo mới cho Nguyễn Văn Đài. Bản chất của sự việc là chống phá cách mạng
Việt Nam qua những lời lẽ của đại diện Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức nói: "Ngày nay một số trong quý vị chắc vẫn còn cảm nhận được sự
độc đoán thời cộng sản Đông Đức trước kia? Sự tàn bạo của nhà cầm quyền Đông
Đức quý vị cứ nhân lên nhiều lần, thì sẽ hình dung ra được chế độ độc đoán hiện
nay ở Việt Nam".
Chúng ta đều biết trong lịch sử, nước Đức
nổi tiếng là máu lạnh, từ cải cách của vị thủ tướng Bismac năm 1871 cho đến 2
cuộc đại chiến thế giới ở thế kỷ XX thì cái tinh thần Đức, tư tưởng Đức đã phơi
bày tất cả: tự do của nước Đức là thế này sao? tự do phát động chiến tranh? tự
do hủy diệt thế giới? coi mình là dân tộc thượng đẳng còn tất cả các dân tộc
khác là hạ đẳng, tự do tiêu diệt người Do thái? Đó có phải là sự tột cùng của
bạo tàn không, nước Đức khi ấy có hiểu 2 từ nhân quyền không? Và cái
thứ Chủ nghĩa phát xít mới đã xuất hiện ở nước Đức một hai thập kỷ gần đây là
sự nối tiếp truyền thống máu lạnh của nước Đức sao?
Nhắc lại chuyện cũ để thấy, nếu như giờ
đây ở nước Đức bỗng nhiên có một cá nhân, một tổ chức nào đó tìm một nhân vật
cực đoan để tôn vinh cũng không phải là sự lạ, đó là tàn dư, sự rơi rớt của chủ
nghĩa cực đoan phát xít vẫn đang thừa kế ở đất nước này, còn nhân vật được lựa
chọn là ai?
Nguyễn Văn Đài
sinh năm 1969, quê ở Dạ Trạch, Châu Giang, Hưng Yên, thi trượt đại học cho nên
xin học Trung học Kỹ thuật điện ở Sóc Sơn - Hà Nội. Học xong thì Đài đi học
nghề ở Đức và trở về nước vào cuối năm 1990, tiếp tục xin vào học hệ Đại học mở
rộng của Trường đại học Luật (không qua thi tuyển).
Tốt nghiệp vào
loại trung bình, Đài xin vào làm việc ở Công ty Luật Đông Đô và Công ty FPT,
với công việc là “nghiên cứu thị trường”. Rồi từ năm 1997 đến hết năm 2002, Đài
đã chuyển 3 công ty khác nhau... Năm 1999, Đài được kết nạp làm thành viên của
Đoàn Luật sư Vĩnh Phúc và đến năm 2002 thì chuyển về Đoàn Luật sư Hà Nội. Năm
2003, Đài thành lập Văn phòng Luật sư Thiên Ân...
Là người tuy học
hành lởm khởm nhưng lại có tính tự cao tự đại, luôn coi người khác “không là
cái đinh gì so với mình” và háo danh, vì thế, mới ra trường, Đài đã lao vào con
đường... chính trị, đó là tự ứng cử vào Hội đồng Nhân dân phường Bách
Khoa năm 1996, nhưng bị trượt. Rồi đến năm 2000, anh ta lại tự ứng cử đại
biểu Quốc hội nhưng cũng bị loại ngay từ vòng đầu...
Có một sự thật về Nguyễn Văn Đài mà không mấy người
biết. Đó là vào năm 2005, vì mâu thuẫn với một số vị chức sắc trong Tổng hội
Thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc, Đài đã tố cáo với công an về
những hoạt động mà anh ta cho rằng “mờ ám” của họ. Tuy nhiên, Công an Hà Nội đã
cảnh giác với những thông tin mà Đài tố cáo theo kiểu “gắp lửa bỏ tay người” và
cũng thừa biết là anh ta muốn mượn tay công an để trả thù những người có mâu
thuẫn.
Là tín
đồ đạo Tin Lành và lại “có mác” luật sư, cho nên Đài đã được một vài nhân viên
ngoại giao chú ý và bí mật gặp gỡ nhiều lần. Sau này thì Đài khai rằng trong
các buổi gặp gỡ đó, Đài đã cung cấp cho họ tình hình hoạt động của tín đồ Tin
Lành ở miền Bắc do anh ta lượm lặt được.
Phát
hiện thấy Đài được một số tổ chức nước ngoài “quan tâm” cho nên một số người
bất mãn, cơ hội chính trị như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Lý, Trần Khuê, Thanh
Giang, Lê Hồng Hà... cũng tranh thủ và tâng bốc Đài là “nhà chính trị trẻ, ngọn
cờ của phong trào đấu tranh dân chủ”.
Cuối năm 2005, giới luật sư ở Hà Nội xôn xao
vì chuyện Nguyễn Văn Đài, Trưởng Văn phòng luật sư Thiên Ân và là Giám đốc Công
ty TNHH Việt Luật được đi Mỹ tham dự một chương trình “Khách tham quan
quốc tế” (International Visitor Program - IVP) từ ngày 17/1 đến 10/2/2006. Bản chất
chương trình tham quan này chính là một “khóa học” ngắn ngày nhằm dạy cách lập
tổ chức đối lập với chính quyền hiện tại mà Mỹ đang có quan hệ ngoại giao. Khóa
học kết thúc, nhưng Nguyễn Văn Đài ở Mỹ thêm hơn chục ngày để giao du với những
gã phản động lưu vong người Việt tại Mỹ như Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Quốc Quân,
Nguyễn Đình Thắng là Giám đốc tổ chức “Cứu trợ thuyền nhân”, gặp Vũ Quốc
Dụng, thành viên tổ chức nhân quyền IFGM tại Đức.
Sau khóa học ở Mỹ, Đài lại được một tổ chức
cho đi học ở Philippines. Khóa
học có cái tên rất chi là lương thiện “cách làm báo điện tử”, nhưng thực chất
là đi học về kỹ thuật vượt tường lửa, kỹ thuật xâm nhập mạng...Trở về nước, Đài
càng tỏ ra hung hăng và lao vào những hoạt động chống đối Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Trong giới luật sư (mà cụ thể là ở Đoàn Luật
sư Hà Nội) thì Nguyễn Văn Đài không được xếp vào thứ bậc nào cả, bởi lẽ, từ khi
tốt nghiệp Đại học Luật năm 1995 cho tới khi bị bắt tạm giam, anh ta chưa bào
chữa được vụ nào cho ra hồn và “danh tiếng” của anh ta chỉ là vài vụ làm hộ đơn
khiếu kiện rồi kích động bà con biểu tình, gây rối trật tự công cộng hoặc bịa
đặt thông tin vu cáo Công an Hà Nội như hồi Sea games 22...
Từ ngày thành lập Văn phòng Luật Thiên Ân, Đài
hầu như không thực sự hành nghề luật sư, bảo vệ những người có nhu cầu bào chữa
hoặc tư vấn luật một cách nghiêm túc, mà đã biến nơi đây thành bức bình phong
để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật của anh ta.
Văn phòng Thiên Ân đã trở thành nơi lui tới của những phần tử
chống đối, kích động người khiếu kiện chống chính quyền điều tra, thu thập tin
trên nhiều lĩnh vực để hàng tuần cung cấp cho người tổ chức mang danh dân chủ,
nhân quyền ở bên ngoài sử dụng chống Việt Nam... Không những thế, Đài còn
ngang nhiên mở các lớp “bồi dưỡng” cho một số sinh viên về “giá trị nhân quyền
phương Tây” và giới thiệu về một số “đảng phái đối lập” do hắn tưởng tượng
ra.
Với những hoạt động gây rối, kích động và vi phạm
pháp luật, Nguyễn Xuân Đài đang phải trả giá và sám hối trong tù, cái giải thưởng
của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức trao cho Đài trong con mắt những người chân chính
thì đó chỉ là một trò hề không hơn không kém.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét