NHN
Đất nước Việt Nam đang trong quá trình
mở cửa và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, từ những đặc điểm phát
triển trong lịch sử dân tộc, luôn có một bộ phận việt kiều làm ăn, sinh sống ở
nước ngoài.
Dù xa quê cha đất tổ nhiều năm, thậm chí là nhiều thế hệ, và dù có
thể là bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân hay người lao động, buôn bán nhỏ thì họ luôn
đáu đáu nỗi nhớ quê hương, nguồn cội, luôn trân trọng, nâng niu tiếng nói, bản
sắc, hồn cốt dân tộc Việt thiêng liêng.
Dù học ngôn ngữ nước sở tại đang sinh
sống nhưng những thế hệ người Việt ở nước ngoài luôn dạy tiếng mẹ đẻ cho con
cái mình, tìm mọi cơ hội cho con được học, được giao tiếp tiếng Việt – đó là
niềm tự hào trong sâu thẳm mỗi trái tim người Việt xa xứ.
Người Việt sinh sống ở vài chục quốc gia
trên thế giới với số lượng lên đến hàng chục triệu người, họ chấp hành nghiêm
pháp luật nước sở tại, có nhiều cống hiến cho nước sở tại và được đánh giá rất
cao về tinh thần học tập, trí thông minh như cộng đồng người Việt ở Đức, Mỹ, Nga,
Hung ga ri…đặc biệt ở Cộng hòa Séc, năm 2013 đã công nhận cộng đồng người Việt
ở nước này có đầy đủ quyền lợi như một dân tộc thiểu số.
Những đóng góp của Việt kiều cả
về vật chất, trí tuệ, tinh thần cũng rất đáng ghi nhận, vì lẽ đó Đảng, Nhà nước
Việt Nam nhiều năm gần đây đã tổ chức các GALA xuân quê hương mời đón Việt kiều
về quê ăn tết cổ truyền, rồi các hình thức, chương trình thi hoa hậu người Việt
ở nước ngoài, tuần văn hóa Việt Nam ở rất nhiều nước bè bạn quốc tế như kéo gần
khoảng cách Việt kiều với quê hương đất
mẹ.
Rõ ràng việc học tiếng Việt của kiều bào
trên thế giới thật ý nghĩa và cần thiết, ấy vậy mà rất đáng buồn trong suy nghĩ
của một số người Việt hải ngoại như tác giả có bút danh Nhàn SF trong
bài viết Nghĩ gì về chương trình dạy tiếng Việt tại hải ngoại? đã lồng
ghép tư tưởng cá nhân vào bài viết của mình rằng là việc chiếu phim Việt Nam,
tổ chức những cuộc hội thảo lớn về đất nước Việt Nam, đưa chương trình tiếng
Việt và lịch sử Việt Nam vào giảng dạy ở nhiều trường học Mỹ thời gian gần đậy
là vì tuyên truyền về Chủ nghĩa xã
hội, rằng là có mục đích xoá bỏ vai trò
người lính VNCH, làm mất đi chính nghĩa của miền Nam, nâng cao uy tín
ngụy tạo cho họ Hồ.
Tại sao Nhàn FS
cứ phải lèo cái chính trị vào bài viết của mình chứ, giữa một xã hội dân chủ,
văn minh mỗi quốc gia đều có sự lựa chọn con đường riêng cho mình để xây dựng,
phát triển đất nước phù hợp với đặc điểm dân tộc và nguyện vọng của nhân dân
quốc gia đó. Việc dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài là việc làm hết
sức bình thường, xuất phát từ chính nhu cầu của bà con Việt kiều. Việc đó không
hề có chút liên quan nào đến chính trị, càng không liên quan đến những người
lính VNCH. Hơn thế nữa Việt Nam cộng hòa là chính nghĩa hay không thì cả thế
giới này đều biết đâu phải thông qua việc dạy tiếng Việt chứ - giờ đang là thời
đại công nghệ thông tin kia mà. Còn với lãnh tụ Hồ Chí Minh - anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, chỉ có các thế lực hắc ám, đê hèn
mới cam tâm xuyên tạc, nói xấu mà thôi. Bà con Việt kiều cũng hiểu biết và
thông minh lắm thưa tác giả Nhàn FS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét