KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU
XUYÊN TẠC VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Trung tá, Th.S Nguyễn Hữu Nghị
CNBM Khoa Văn hóa Ngoại ngữ
Diễn tiến lịch sử dân tộc Việt Nam từ
khi Đảng ra đời và lãnh đạo Cách mạng 83 năm qua đã minh chứng: mỗi khi
đất nước đứng trước những khó khăn, thử thách, Đảng luôn vững vàng, sáng suốt chèo lái con
thuyền cách mạng vượt
qua mọi thác ghềnh,
sóng gió với điều kiện tiên quyết: trung thành tuyệt đối với mục tiêu lý tưởng
chủ nghĩa Mác - Lê nin, đồng thời vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào
điều kiện thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Những
chiến công lừng lẫy trong đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước trong
suốt chiều dài thế kỷ XX của cách mạng
Việt Nam, đặc biệt là công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước đang bước sang năm thứ
27 với những thành tựu to lớn, toàn diện, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế
xã hội đất nước, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về CNXH đối với bạn bè khắp năm
châu.
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước, nhưng trước tình hình thế giới luôn đầy biến động, bối
cảnh cơ hội và thách thức đan xen, chúng ta vẫn phải đang đối mặt với không ít
khó khăn, thách thức. Trong hoàn cảnh ấy, các thế lực thù địch cả trong và
ngoài nước triệt để lợi dụng những yếu kém, bất cập, tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện “diễn biến hòa bình”, tác động nhiều mặt nhằm đẩy mạnh quá trình “tự diễn
biến” trong nội bộ Đảng và trong xã hội ta.
Trong thời gian qua xuất hiện một số
bài viết trên một vài trang mạng xã hội, blog cá nhân...của một số tác giả có
những đánh giá sai sự thật, thể hiện tư tưởng chủ quan, góc nhìn phiến diện hằn
học, xuyên tạc về thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Một trong số đó là bài viết Lý
luận kiểu cái ách của Đặng Duy Anh, đăng trên trang Web Diendantheky.net
ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bài viết hoạt ngôn, trích dẫn nhiều nguồn tài liệu
có tính lý luận về thời kỳ quá độ với lời lẽ với dụng ý bôi nhọ thành quả cách
mạng mà Đảng và nhân dân ta đã đổ bao xương máu mới giành được. Ông ta cho rằng
thời kỳ quá độ là cái ách đặt lên cổ nhân dân ta: “Chả lẽ cứ phải có yếu tố thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, thì dân tộc Việt Nam mới có lý do để phát triển hay sao? Vậy mấy
ngàn năm qua ông bà ta theo con đường nào mà đất nước thuộc loại hùng mạnh nhất
nhì khu vực? Tại sao lại đặt cho đất nước cái điều kiện oái oăm ấy, theo kiểu
mua dây buộc mình, mà ở đây là cái ách mang tên thời đại do vài người chủ quan
tưởng tượng ra? Những nước khác xung quanh họ đâu cần tới Thời đại quá độ kia mà
vẫn tiến ầm ầm, không những dân họ giàu, nước họ mạnh mà họ lại rất ít kẻ thù”.
Thưa Ông, từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – xít và chủ
nghĩa cộng sản khoa học đã từng là đối tượng công kích của biết bao luận
thuyết, quan điểm cơ hội xét lại như thuyết duy lý phê phán của E. Bec xtanh
phủ nhận tính quy luật khách quan của quá trình phát triển xã hội theo các hình
thái kinh tế xã hội; lý thuyết tiến hóa chu kỳ của Ác nôn Tô bi đầu thế kỷ XX,
rồi hàng mớ học thuyết hiện đại của W.Rốt
xtâu, S. Han tinh ton, A. Tô phlơ, Ph. Phu ku i a ma…Tuy khoác những vỏ
áo khác nhau, nhưng tất cả các quan điểm, luận thuyết phản diện nêu trên đều có
mục đích luận chứng cho chủ nghĩa tư bản như sự phát triển tận cùng cao nhất
của lịch sử, và vì vậy, bác bỏ chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội…chẳng qua chỉ là nhai lại một giọng điệu đã cũ mà thôi.
Ông là người học nhiều, đọc nhiều, chắc
ông biết rất rõ đặc điểm lịch sử dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX trong đêm tối của chế độ thực dân phong kiến, hàng loạt phong trào đấu tranh
yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, nông dân nổ ra nhưng đều
thất bại, cuộc khủng hoảng đường lối cách mạng ở Việt Nam kéo dài mấy thế kỷ chỉ
được giải quyết khi chính Đảng tiền phong của giai cấp công nhân ra đời với
đường lối cách mạng đúng đắn, khoa học, phù hợp với đòi hỏi tự thân, nội tại và
nóng bỏng của lịch sử nước nhà: đó là cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do tính chất khách quan ấy, ngọn cờ kết hợp chặt
chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mới có sức lôi cuốn mạnh mẽ hàng
triệu triệu quần chúng cách mạng làm nên
huyền thoại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX với những mốc son chói lọi: một
Cách mạng tháng tám nặm 1945 với những giá trị to lớn, một chiến thắng Điện
Biên Phủ chấn động năm châu 1954, một Đại thắng mùa xuân mang ý nghĩa hoàn cầu
năm 1975…đặc biệt là công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước đang bước sang năm thứ
27 với những thành tựu to lớn và toàn diện, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế
xã hội đất nước, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về CNXH cho bạn bè khắp năm châu…và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục
hợp lôgíc cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ
được thực hiện triệt để theo nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Những
sự kiện đó cả thế giới biết, cả thế giới thừa nhận hà cớ gì mà Ông không biết,
không nhắc đến hoặc biết nhưng cố tình xuyên tạc?
Người học rộng như Ông cũng hiểu rất rõ
một điều, tùy từng đặc điểm lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều
trải qua một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định, mỗi hình thái kinh tế xã
hội ấy đều phải trải qua hàng ngàn năm hoặc chí ít cũng vài trăm năm với biết
bao thăng trầm để khẳng định hình hài. Ông cũng nghiên cứu rất kỹ Chủ nghĩa Mác
– Lê nin nhưng cố tình không hiểu lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về thời kỳ
quá độ. Theo V.I. Lênin, về lý luận, không còn nghi ngờ gì nữa rằng giữa xã
hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa phải có một thời kỳ
quá độ. Đó là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại và
chủ nghĩa xã hội mới phát sinh. Đặc thù của xuất
phát điểm của các nước, các chế độ xã hội khác nhau khi tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Chính đặc điểm văn hóa và đặc thù của điểm xuất phát khi bước vào thời kỳ
quá độ sẽ qui định nội dung, đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và độ dài của thời kỳ
quá độ của mỗi quốc gia. Điều này cũng có nghĩa, mỗi quốc gia sẽ có thời kỳ quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đặc sắc riêng của mình.
Mặt khác, Thưa ông Tạ Duy
Anh, quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội không phải theo quan niệm “bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa” theo kiểu phủ định sạch trơn, đem đối lập chủ nghĩa xã hội
với chủ nghĩa tư bản, bỏ qua cả những cái “không thể bỏ qua” như đã từng xảy ra
ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ
qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rút ngắn” quá trình đi lên
chủ nghĩa xã hội. Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí,
coi thường quy luật, như muốn xóa bỏ nhanh sở hữu tư nhân và các thành phần
kinh tế “phi chủ nghĩa xã hội” hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa,... Trái lại,
phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ
thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường,
hình thức, bước đi thích hợp.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực
tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện
hàng loạt các hình thức quá độ. Sự cần thiết khách quan và vai trò tác dụng của
hình thức kinh tế quá độ được Lênin phân tích sâu sắc trong lý luận về chủ
nghĩa tư bản nhà nước. Thực hiện các hình thức kinh tế quá độ, các khâu trung
gian... vừa có tác dụng phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa cần
thiết để chuyển từ các quan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là
hình thức vận dụng các quy luật kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể.
Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam nhằm tạo sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá
trình rất khó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài
với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá
độ”
Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường rút ngắn để xây dựng đất nước văn minh,
hiện đại. Nhưng khả năng, tiền đề để thực hiện con đường đó như thế nào? Phân
tích thực tiễn tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc
hậu, song Việt Nam hoàn toàn có khả năng và có đầy đủ những điều kiện, tiền
đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa.
Trong bài viết của mình, tác giả Tạ Duy
Anh đã hết sức ca ngợi chủ nghĩa tư bản, coi đó là thiên đường mà lờ đi bao
nhiêu thế kỷ các nước thực dân, đế quốc đi xâm lược, nô dịch, chà đạp lên những
giá trị tự do, nhân quyền của con người, cướp bóc tài nguyên khoáng sản…phải
chăng người như Ông không biết điều ấy? Vậy mà Ông còn ca ngợi: “Chủ nghĩa Tư bản giờ đây so với nửa thế kỷ
trước là cả một trời một vực về mặt tử tế. Họ là ai không quan trọng, mà quan
trọng hơn là những gì thuộc về thành tựu lớn nhất của nhân loại, cả trong lĩnh
vực khoa tự nhiên lẫn khoa học nhân văn đều xuất phát từ họ”. Nói như Ông
thì đã bao thế kỷ qua các nền văn minh phi phương Tây cùng tồn tại cùng văn
minh phương Tây trên quả địa cầu này chẳng mang giá trị, ý nghĩa gì sao?
Ông cũng như nhiều kẻ cơ hội chủ nghĩa khác, lợi
dụng sự kiện Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ để phản kích
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phủ nhận những kỳ tích kinh tế,
văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật…mà Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt
được trong những thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Từ xuất phát điểm thấp kém so với
các cường quốc tư bản phương Tây, phải khắc phục những hậu quả nặng nề khi chiến
tranh thế giới thứ 2 kết thúc, chỉ trong vài thập kỷ các nước xã hội chủ nghĩa
đứng đầu là Liên Xô, đã vươn lên chiếm gần 45% tổng sản lượng công nghiệp thế
giới, dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế; chiếm lĩnh nhiều mũi nhọn
khoa học công nghệ then chốt, thực hiện chính sách xã hội với những ưu việt
chưa hề có tiền lệ trong lịch sử…những điều này Ông muốn hay không cũng chẳng
thể phủ nhận.
Phải thừa nhận rằng, chủ
nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản
xuất, phát triển khoa học – công nghệ, không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến
bộ hơn so với trước. Tuy nhiên, nó không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ
bản vốn có của nó. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mĩ 2008, khủng hoảng nợ công nặng
nề ở Châu Âu 2012 dẫn tới đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm
trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu nghèo càng lớn. Kéo theo đó là
các phong trào biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Ở Hy lạp cũng
như nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua, nhiều phong trào phản
kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế
chính trị TBCN. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do”
mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề đảm bảo để quyền
lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất
của dân chủ. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng,
lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự ô nhiễm môi
trường sinh thái đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và
phát triển của nhân loại…tất cả những điều đó cả thế giới này đều biết, lẽ nào
Ông không biết?
Thế kỷ XXI báo hiệu chủ nghĩa tư bản
đang đứng trước những nguy cơ suy thoái toàn diện; bên cạnh đó, cùng với sự cải
cách, đổi mới thành công của Việt Nam và Trung Quốc cùng sự trỗi dậy mạnh mẽ
của phong trào cánh tả ở Mĩ La tinh...cùng
với xu hướng xã hội dân chủ ở nhiều nước
tư bản phát triển cho thấy nhiều dấu hiệu thực tế của một xã hội tương lai thay
thế chủ nghĩa tư bản đang hình thành và ra đời ở chính trong lòng những nước tư
bản chủ nghĩa phát triển. Với những ý nghĩa trên, rõ ràng, xã hội loài người
đang chuyển mình mạnh mẽ sang một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa như một
tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên, đó là bằng chứng sinh động nhất về chủ
nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới này mà đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản nhân
loại đang hướng tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét